Hôm nay,  

Mì Quảng Phương Nam

08/03/200500:00:00(Xem: 5153)
Bạn,
Trong cuộc hành trình về phương Nam, theo chân người Quảng Nam xa quê, mì Quảng cũng "khăn gói" xuôi về Sài Gòn. Ban đầu, món ăn có phần dân dã này chính yếu phục vụ cho người xứ Quảng. Nhưng giờ đây, cùng với một số món ngon của Quảng Nam như nem nướng, chả bò, bánh Hoa hồng trắng, cơm gà..., mì Quảng xuất hiện ngày càng nhiều hơn trên thực đơn của các quán ăn, nhà hàng đặc sản miền Trung, ở khu vực có đông người Quảng Nam sinh sống trên địa bàn thành phố Sài Gòn, như khu vực Bảy Hiền, Gò Vấp, chợ Bà Hoa. Báo SGGP viết về món ăn mì Quảng tại miền Nam như sau.
Hiện nay, tại một số quán do muốn "cách tân" trong chế biến món ăn sao cho hợp khẩu vị của đại bộ phận thực khách miền Nam nên đã làm cho tô mì mất dần nét "dân dã" của nó. Anh Nguyễn Phúc Nguyên khi cùng nhóm bạn đồng hương thưởng thức món ăn này tại khu chợ quận 1 nói: "Mỗi lần ăn mì Quảng với nước "nhưng" có vị ngọt của xương heo, có cả sườn non, thịt bò... là tôi lại thèm cái vị ngọt của nước "nhưng" (nhân) tô mì Quảng quê mình bởi nó được nấu từ con tôm, con cá... được nuôi hoặc đánh bắt ở đồng ruộng, sông ngòi uốn mình khắp làng quê".

Ông Huy Tưởng, chủ quán Faifô-Phố Hoài trên đường Huỳnh Tịnh Của, quận 3 thừa nhận: "Quán mì Quảng mở ra ngày càng nhiều nhưng giữ được hương vị đặc trưng của nó không phải dễ. Để chiều lòng thực khách, chúng tôi luôn cố gắng giữ hương vị riêng của món ăn...". Bạn bè tôi quê Quảng Nam thì kết luận: "Chỉ có ở quê mình thì "nó" mới đúng là "nó", nhất là khi có sự kết hợp mềm mại của mì chợ Chùa (Duy Xuyên), rau sống Trà Quế, cá tôm của các cư dân Cửa Đại (Hội An), nước mắm Nam Ô (Đà Nẵng)..."
Bạn,
SGGP viết tiếp: Mì Quảng có nhiều loại, có loại được làm bằng gạo lức nên có màu nâu đỏ, mì pha bột nghệ có màu vàng, nhưng phổ biến vẫn là loại mì được làm bằng bột gạo thường có màu trắng và dày hơn bánh phở. Để tăng độ ngọt cho nước dùng, người nấu sử dụng xương heo. "Nhưng" là sự kết hợp của các loại thịt tôm, cua, cá, thịt (bò, gà, heo...) đem xào chung với thơm cắt nhỏ. Khi được nêm với tỷ lệ nước mắm, tiêu, bột ngọt... vừa phải, ta sẽ tạo cho nước "nhưng" có mùi thơm của thịt, cá... vừa có vị chua của thơm. Còn rau sống thì nhất định phải là "rau hỗn hợp" gồm bắp chuối xắt mỏng trộn với húng lủi, húng cây, xà lách... Ngoài ra, còn có một số phụ liệu như hành tươi xắt vụn, ớt, một nhúm đậu phụng rang giòn... rắc lên trên làm tăng thêm vị béo, chua, cay... khiến tô mì Quảng đầy hấp lực.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.