Hôm nay,  

Báo Nguy Sạt Lở

02/05/201700:00:00(Xem: 3619)
Như thế là thêm một tỉnh báo nguy về sạt lở ven bờ sông. Thực tế, sạt lở ở nhiều tỉnh rồi, nhưng báo nguy là 2 tỉnh.

Báo Dân Trí cho biết sau tỉnh An Giang, là tỉnh Đồng Tháp: UBND tỉnh Đồng Tháp công bố tình trạng sạt lở bờ sông Tiền, đoạn thuộc ấp Bình Hòa (xã Bình Thành, huyện Thanh Bình). Nhiều điểm sạt lở cách quốc lộ 30 khoảng 15-20m và đang đe dọa hàng trăm hộ dân sinh sống tại khu vực này.

Từ ngày 7-9/4, tại ngọn Cả Lách ven sông Tiền (thuộc địa phận ấp Bình Hòa, xã Bình Thành, huyện Thanh Bình) đã xảy ra liên tiếp 3 lần sạt lở đất, với tổng chiều dài gần 200m, ăn sâu vào đất liền từ 15m đến trên 30m.

Bản tin ghi lời chị Lê Thị Thúy Hằng (SN 1985) ngụ ấp Bình Hòa, vụ sạt lở vào khoảng 12 giờ ngày 7/4 có chiều dài hơn 50m, sâu vào đất liền trên 15m, đã làm một phần phía sau căn nhà sàn của gia đình chị và một phần phía sau 2 căn nhà của người hàng xóm bị sụp xuống sông.

Vụ sạt lở diễn ra vào ban ngày nên không thiệt hại về người.

Trong khi đó, bản tin VietnamNet ghi rằng, theo thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện, hiện nay sạt lở ĐBSCL đang diễn ra ngày càng trầm trọng hơn. Phía biển có hơn 300km bờ biển (hơn phân nửa chiều dài bờ biển ĐBSCL) đang sạt lở trầm trọng, mỗi năm mất khoảng 5km2 đất. Còn bờ sông, tình trạng sạt lở diễn ra khắp nơi, chưa thể thống kê hết.

Báo Lao Động hôm 25/4/2017 báo nguy sạt lở nghiêm trọng ở ĐBSCLB: Cần chặn đứng nguy cơ 1 triệu dân miền Tây mất đất.

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là nơi sinh sống của hơn 17 triệu người và là vùng canh tác nông nghiệp với sản lượng lúa chiếm trên 52% tổng sản lượng cả nước. Tuy nhiên, hiện tượng sạt lở ở vùng ĐBSCL mấy năm trở lại đây luôn trong tình trạng báo động. Các vụ sạt lở liên tiếp đã nhấn chìm hàng trăm ngôi nhà của các cư dân miền Tây. Trong đó, 107 ngôi nhà tại An Giang vừa bị “biến mất” sẽ chưa phải là những ngôi nhà cuối cùng bị nhấn chìm, nếu con người không có những biện pháp căn cơ.

Trao đổi với PV Báo Lao Động chiều 23.4, TS Đào Trọng Tứ – Trưởng ban Điều phối mạng lưới sông ngòi Việt Nam khẳng định: Trong vấn đề sạt lở đất ở khu vực ĐBSCL, biến đổi khí hậu chưa phải là tác nhân chính, chúng ta không thể đổ lỗi hoàn toàn do thiên nhiên. Với những khu vực đã ổn định lâu dài, bỗng có hiện tượng sạt lở thì phải thấy một phần trách nhiệm của con người với những tác động xấu ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên. Trong đó, phải tính đến các yếu tố chính: Thứ nhất, tốc độ quy hoạch các thành phố ven sông quá ồ ạt và thiếu thận trọng. Đối với những chân bờ sông yếu, việc chồng những ngôi nhà 3 – 4 tầng với trọng lượng hàng chục tấn đã khiến nền đất ở chân bờ sông bị quá tải. Thứ hai, các đập thủy điện từ thượng nguồn đã giữ lại phù sa, khiến lượng phù sa đến sông Mê Kông bị giảm sút. Thứ ba, là nạn khai thác cát ồ ạt tại khu vực này đã khiến các chân bờ sông bị xói mòn gây sạt lở.


Báo Lao Động ghi rằng theo TS Đào Trọng Tứ, ĐBSCL hiện có 265 điểm sạt lở bờ sông, bờ biển với tổng chiều dài hơn 450km. Hầu hết bờ biển của ĐBSCL đều bị xói lở với nhiều mức độ khác nhau. Nguyên nhân gây sạt lở có rất nhiều, trong đó đáng chú ý là nguyên nhân xuất phát từ yếu tố con người như: Chặt phá, khai thác tài nguyên vùng đầu nguồn bừa bãi, khai thác cát, sỏi trái phép, xây dựng các công trình không hợp lý, phát triển các hoạt động dân sinh, kinh tế biển không theo quy hoạch. Trong khi vùng bờ biển các tỉnh phía đông như Bến Tre, Trà Vinh, Bạc Liêu lượng bồi đắp, lấn ra biển chỉ chiếm 22% diện tích, nhưng có đến 48% khu vực bờ biển có biểu hiện thoái lui do bị biển lấn.

Riêng khu vực biển Tây thuộc vùng bán đảo Cà Mau hiện có tới 70% diện tích có chiều hướng thoái lui, trung bình 12,2m/năm. Đồng Tháp là một trong những “điểm nóng” về sạt lở ở ĐBSCL với 40 xã, phường, thị trấn thuộc 9 huyện, thị, thành phố nằm trong vùng nguy cơ sạt lở cao. Số liệu của ngành nông nghiệp cho biết, những năm gần đây, mỗi năm sạt lở đã “nuốt” đến 500ha đất của miền Tây. Dự báo đến năm 2050, có khoảng 1 triệu người ở miền Tây bị tác động trực tiếp bởi xói lở ven bờ và mất đất.

Nhiều nơi khác cũng nguy ngập vì sạt lở:

-- Báo Tuổi Trẻ cho biết về sạt lở ở tỉnh Khánh Hòa, ven bờ sông Cái Nha Trang, hàng trăm hộ dân kêu cứu.

-- Bản tin ANTV kể về tỉnh Quảng Trị: Sạt lở bờ sông Vĩnh Định đến mức báo động, qua các xã ở huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, tình hình sạt lở bờ sông đang diễn biến phức tạp. Nhiều tuyến đường giao thông bị hư hại nghiêm trọng, nhà của các hộ dân sống ven sông đang bị đe dọa, đất sản xuất mất dần.

-- Bản tin SOHA/Infonet cho biết về Huế: Dân hoang mang vì hàng đêm đất lở xuống sông Bồ ầm ầm... guyên nhân dẫn đến tình trạng này là do nạn "cát tặc". Những người khai thác cát lậu đã dùng máy công suốt lớn đến hút, cày xới đoạn sông này từ những năm trước đây nên hiện nay mới có tình trạng sạt lở mạnh, ăn sâu.

Sạt lờ bờ sông, sạt lờ lòng tin...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong một đất nước mà trẻ em lúc nào cũng có thể bị xâm hại là điều bất hạnh nhất của một dân tộc bởi vì khi trở thành là nạn nhân của bạo hành thì những trẻ em này khi lớn lên sẽ có nguy cơ là người xâm hại kẻ khác, như lời báo động trong bản tin của Báo Kinh Tế Đô Thị nói rằng có tới 5,000 trẻ em bị xâm hại tại VN.
Ở đời có nhiều người thật đau khổ khiến ai nấy cũng không thể cầm lòng như trường hợp đám tang của một cô giáo bị tai nạn xe mà chồng thì chết, con thì nhỏ dại và nhà thì nghèo đến nỗi không thể mua quan tài để chôn
Chuyện tình nam nữ là điều bình thường không có gì đáng nói, nhưng nếu có quan hệ tình dục với người vị thành niên mà nhất là với một ông thầy giáo thì là chuyện không thể chấp nhận được, như bản tin của báo Một Thế Giới cho biết hôm Thứ Tư như sau.
Học hành là chuyện lớn của đời người mà bất cứ bậc làm cha mẹ nào cũng muốn con cái mình thành đạt, nhưng đôi khi cha mẹ cũng phải chấp nhận một hiện thực về trình độ học vấn của con để giúp chúng đi lên vững vàng.
Lễ trao giải túc cầu quốc tế AFF Awards Night 2019 sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 8 tháng 11 năm nay
Bình thường có thể ai cũng hiểu sinh lão bệnh tử là điều không thể tránh, nhưng khi nó đến bất ngờ thì ai cũng sợ, giống như trường hợp 2 người tại Hà Nội đã chết do “vi khuẩn lạ” làm viêm cơ tim khiến cho nhiều người dân lo lắng.
Đó là chặng đường ai cũng thấy rõ: ô nhiễm không khí, ô nhiễm thực phẩm, ô nhiễm nước uống sẽ dẫn tới nhiều bệnh ngặt ngèo, trong đó có ung thư…
Hạng mấy về môi trường kinh doanh? Việt Nam không vào nổi top-50, nghĩa là nhóm 50 quốc gia có môi trường kinh doanh tốt nhất.
Cây chết, cây chết giữa công viên Sài Gòn…
Nhìn đâu cũng thấy ung thư… đó là tình hình cả nước VN.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.