Hôm nay,  

Xét Tiêu Chuẩn Giáo Sư

26/04/201700:00:00(Xem: 5471)
Có một chuyện rất tức cười: Giáo sư Ngô Bảo Châu nếu xin được bổ nhiệm làm giáo sư tại Việt Nam, thời chưa vào dạy ở Đại học Mỹ, hẳn là đã không đủ tiêu chuẩn của VN.

Báo Thanh Niên ghi lời Giáo sư Ngô Bảo Châu: Lấy tiêu chuẩn viết sách để xét giáo sư thì chỉ có ở VN!

Trả lời phỏng vấn Báo Thanh Niên, Giáo sư Ngô Bảo Châu chia sẻ một số quan sát cá nhân về những khác biệt của VN so với thế giới trong việc bổ nhiệm giáo sư, trích:

“...Theo tôi thì đó không thể là những quy định cứng như viết được bao nhiêu cuốn sách hay đào tạo được bao nhiêu nghiên cứu sinh. Khi tôi được mời về ĐH Chicago, tôi chưa viết cuốn sách nào và cũng chưa hướng dẫn thành công nghiên cứu sinh nào...

Làm khoa học, viết sách thì hợp lý nhưng lấy tiêu chuẩn viết sách để xét ai đó có được làm GS hay không thì chỉ có ở VN thôi.

Nói chung, với giới khoa học thì người ta muốn họ ưu tiên việc nghiên cứu khoa học, nghiên cứu những gì đang nóng bỏng nhất. Mà những người đang ưu tiên thời gian nghiên cứu vào những gì nóng bỏng nhất thì họ không có thời gian viết sách...”

Trong khi đó, báo Tuổi Trẻ cho biết TP. Sài Gòn đang lắp biển chỉ dẫn giao thông bằng song ngữ Việt – Anh.

Để thuận lợi cho người nước ngoài đi lại tại TP.SG, Trung tâm Quản lý đường hầm sông Sài Gòn vừa đề xuất Sở GTVT TP.SG cho lắp đặt các biển chỉ dẫn giao thông bằng song ngữ Việt - Anh.

Nhưng, tiếng Anh có đúng chánh tả không, có đúng văn phạm không?

Trong khi đó, VOV kể chuyện Hải Dương: Hàng chục học sinh ngày ngày qua sông đến lớp bằng đò cũ nát.

Tại Khu 5, thị trấn Kẻ Sặt, Bình Giang, Hải Dương, có hàng chục học sinh qua sông bằng con đò cũ nát, có nguy cơ mất an toàn cao để đến trường.

Hàng ngày, 3 con đò gỗ dài chừng 5m, mục nát, phần mái được lợp bằng phên nứa vẫn cố ních trên mặt sông dày đặc bèo tây để đưa gần 100 học sinh đến trường. Đây là hình ảnh quen thuộc tại đoạn sông chảy qua địa phận khu 5, thị trấn Kẻ Sặt, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.

Bà Đào Thị Chinh, chủ đò cho biết, bà đã trở học sinh đi học trên quãng sông này đến nay đã được gần chục năm. Tính tổng số học sinh cũng khoảng gần 100 cháu, giá vé là 40.000 đồng/tháng.

Bản tin VTV cho biết chuyện tréo cẳng ngỗng là, thương lái Trung Quốc chê dưa hấu VN lớn…

Bộ Công Thương cho biết, hiện dưa hấu của Việt Nam đang bị cạnh tranh mạnh tại thị trường Trung Quốc. Nguyên nhân của tình trạng trên là do nguồn cung dưa hấu tại thị trường nội địa của Trung Quốc đang tăng mạnh theo quy hoạch sản xuất. Bên cạnh đó, một lượng nhất định dưa hấu nhập khẩu từ Lào và Myanmar có giá rẻ hơn và trùng với thời điểm thu hoạch dưa hấu tại miền Nam nước ta.


Bộ Công Thương cũng cho biết thêm, người tiêu dùng Trung Quốc có xu hướng lựa chọn trái dưa nhỏ, vừa phải, với trọng lượng khoảng 3-4kg/quả. Trong khi đó, dưa hấu Việt Nam thường có trọng lượng cao hơn.

Trong khi đó, công an vẫn là hung thần, theo báo Người Lao Động kể chuyện ở Đắk Nông.

Sau gần 3 ngày công an “mời” về trụ sở làm việc, 2 thanh niên phải nhập viện vì chấn thương ở đầu: Ngày 24-4, Báo Người Lao Động đã nhận được đơn của 2 anh Nguyễn Đắc Thắng (28 tuổi) và Nguyễn Đắc Thắng (26 tuổi, cùng quê Bắc Ninh) phản ánh bị Công an huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông đưa về trụ sở gần 3 ngày mới thả.

Theo đơn trình bày, khoảng 11 giờ ngày 16-4, khi 2 anh Thắng đang làm việc tại xưởng gỗ (ở huyện Đắk Mil) thì 5 cán bộ Công an huyện Đắk Mil đến còng tay đưa về trụ sở làm việc. “Tại trụ sở, cán bộ lấy lời khai nói chúng tôi liên quan đến một vụ đánh nhau trên địa bàn. Tuy nhiên, do chúng tôi không tham gia nên không chấp nhận và liền bị đánh” - đơn trình bày nêu.

Anh Thắng (28 tuổi) cho biết sau gần 3 ngày làm việc, trước sức ép của người nhà, đến 19 giờ ngày 18-4, cả hai được Công an huyện Đắk Mil cho về. Trước khi về, một công an yêu cầu cả hai không được nói với ai việc bị đánh. Do quá đau, sau khi rời trụ sở công an, cả 2 anh Thắng đã tới Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk điều trị và được chẩn đoán tổn thương nông ở đầu.

Lại chuyện cá chết ở Đà Nẵng, theo báo Lao Động kể: theo Phòng Cảnh sát môi trường thì theo phản ánh của người dân, hiện tượng cá chết tại khu vực cánh đồng Bàu Lệ Sơn Nam có khả năng do nước thải từ phân xưởng mạ kẽm nhúng nóng của Công ty T.Đ.T gây ra.

Qua khảo sát nguồn nước thủy lợi này, Phòng Cảnh sát môi trường nhận thấy, sau khi chảy về cánh đồng Lệ Sơn Nam thì nguồn nước này chảy vào sông Yên và điểm cuối đổ về sông Cầu Đỏ nên có khả năng ô nhiễm, ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt của người dân. Vì vậy, Phòng Cảnh sát môi trường – Công an TP.Đà Nẵng đề nghị Công an tỉnh Quảng Nam có chức năng tiến hành kiểm tra, xử lý tình hình nói trên.

Báo Hà Nội Mới kể chuyện y tế:

“Miền Bắc đang bước vào thời điểm giao mùa, nhiệt độ trong ngày thay đổi đột ngột khiến số lượng bệnh nhi phải nhập viện gia tăng so với bình thường. Không ít bậc phụ huynh khi thấy con ho, sốt, sổ mũi… liền lên mạng tra cứu thông tin, sau đó tự mua thuốc kháng sinh cho uống. Chính sự trợ giúp của “bác sĩ Google” đã góp phần làm cho Việt Nam trở thành quốc gia có tỷ lệ kháng thuốc kháng sinh cao nhất thế giới.”

Việt Nam cái gì cũng khác người vậy, từ chức danh Giáo sư cho tới chuyện rời đồn công an là phải vào bệnh viện…

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.