Hôm nay,  

Thủ Tướng Phúc Mặc Quần Đùi

25/04/201700:00:00(Xem: 5952)
Hãy hình dung rằng ông Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc mặc quần đùi họp với Tổng thống Donald Trump, hay là trang phục mát mẻ như thế khi dự hôi nghị quôc tế. Và gọi đó là tư duy sáng tạo.

Hay khi họp chính trị bộ Ba Đình, tất cả đều mặc quần đùi trong khi bà Chủ Tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân mặc bikini 2 mảnh... Và gọi là tư duy mới.

Đó là y hệt sáng kiến của một ông Giáo sư đaị học tại Sài Gòn.

Báo Pháp Luật có bản tin “Hiệu phó ĐH Hoa Sen mặc quần cộc dạy học: Lớn chuyện?”

Trong một buổi học của trường nhằm giúp cho sinh viên làm quen được với quá trình nảy sinh ý tưởng sáng tạo, GS Trương Nguyện Thành, Phó Hiệu trưởng điều hành Trường ĐH Hoa Sen, đã mặc quần sooc, áo thun giảng bài. Có nhiều ý kiến xoay quanh cách ăn mặc này của giáo sư.

Hãy hình dung nhé: ông Hồ mặc xà lỏn, áo thung đứng lớp dạy về lý thuyết cách mạng...

Hay là toàn bộ nam, nữ sinh viên Đại Học Hoa Sen rủ nhau mặc trang phục mát mẻ như thế...

Hình như Albert Enstein chưa bao giờ mặc quần đùi, áo thung trong khi giảng dạy, nhưng Einstein vẫn là một trong vài nhà khoa học lớn nhất của nhân loại.

Báo Tuổi Trẻ kể chuyện Phú Yên: Đốn 100ha rừng phòng hộ làm sân golf đón thi hoa hậu...

Hơn 100ha rừng phòng hộ ở Phú Yên đang bị phá để làm sân golf, khách sạn, resort nhưng đến nay vẫn chưa có hồ sơ xin phép Thủ tướng Chính phủ cho chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định.

Trong bản tin ghi là: Phá hơn 140ha rừng...

Trong khi đó, bản tin VnExpress kể: Phó thủ tướng đề nghị kiểm tra việc nữ cán bộ 'thăng chức thần tốc'...

Phó thủ tướng Trương Hòa Bình yêu cầu Bộ Xây dựng kiểm tra thông tin một nữ cán bộ thăng chức từ văn thư lên phó giám đốc Cung triển lãm Quy hoạch quốc gia trong vòng hơn một năm.

Từ thông tin báo chí phản ánh việc một nữ cán bộ thăng chức, tăng lương "thần tốc" ở Cung Triển lãm Quy hoạch Quốc gia thuộc Viện Quy hoạch đô thị nông thôn Quốc gia (Bộ Xây dựng), ngày 23/4 Phó thủ tướng Trương Hòa Bình yêu cầu Bộ Xây dựng kiểm tra, làm rõ.

Bản tin VTC báo nguy: Sạt lở nhấn chìm 14 căn nhà ở An Giang...

Liên quan đến vụ sạt lở bờ sông Hậu nhấn chìm 14 căn nhà ở An Giang, tình trạng sụt lún vẫn tiếp tục lan rộng và diễn biến rất phức tạp.

Trước đó, trận sạt lở nghiêm trọng bờ sông Hậu đã xảy ra vào hồi 10h ngày 22/4, đoạn đi qua địa bàn tổ 14, ấp Mỹ Hội, xã Mỹ Hội Đông (huyện Chợ Mới) đã làm 14 căn nhà và 2 nền nhà của người dân bị sụp mất dạng dưới lòng sông.

Báo Lao Động kể về đồng bằng sông Cửu Long: Tái mặt với nạn sạt lở trái mùa.


Chỉ chưa đầy 1 tuần lễ, lần lượt Đồng Tháp rồi An Giang cùng ban bố nóng về sạt lở bờ sông, sau khi liên tiếp hứng chịu nạn sạt lở nghiêm trọng bờ sông Tiền và sông Hậu. Điều được xem là rất đáng lo, bởi đây là thời điểm “trái mùa” của sạt lở....

Và sạt lở đã lan rộng phạm vi, nguy cơ có thể xảy ra bất cứ lúc nào, đưa tổng số hộ cần di dời khẩn cấp lên con số trên 100.

Sái Gòn cũng báo nguy: Từ vài điểm nhỏ trên địa bàn bị biến dạng sụt lún, sau 20 năm tình trạng lún mặt đất đã lan rộng khắp TP SG, tác động xấu đến cơ sở hạ tầng và đời sống người dân.

Bản tin VOV kể chuyện: Cháy khách sạn lúc nửa đêm, 3 du khách Trung Quốc bị thương.

Đêm 23/4, tại khu vực lễ tân của khách sạn Island Pearl Tuần Châu, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh bất ngờ xảy ra cháy, khiến 3 người bị thương.

Vào khoảng 23h45 ngày 23/4, một đám cháy nhỏ đã xảy ra ở khu vực lễ tân của khách sạn Island Pearl Tuần Châu.

Thông tin từ Sở Du lịch Quảng Ninh, tại thời điểm xảy ra cháy, trong khách sạn đang có 35 khách phần lớn là người Trung Quốc cao tuổi, theo lịch trình đi từ Hà Nội, nghỉ chân tại Hạ Long vào tối ngày 23/4 và sáng 24/4 sẽ di chuyển ra Móng Cái xuất cảnh về nước.

Báo Người Đưa Tin kể chuyện về dự án ngàn tỷ đắp chiếu: Không có ý thức rủi ro tiền thuế của dân.

Hiện thời đang có 12 dự án đầu tư cả ngàn tỷ mà hoạt động yếu kém, thua lỗ.

PGS. TS Nguyễn Hồng Nga, Phó Trưởng khoa Kinh tế (trường ĐH Kinh tế - ĐHQG TP.SG) giải thích với báo Người Đưa Tin:

“...Có thể nói không ít doanh nghiệp nhà nước (DNNN) rất giỏi “vẽ” các dự án mang tầm vĩ mô và lợi dụng mục tiêu “ổn định kinh tế vĩ mô” để đưa ra các dự án hàng ngàn tỷ đồng và sau đó là việc thẩm định của các cơ quan chức năng.

Trong khi đó, khâu thẩm định còn có nhiều vấn đề, việc “anh em một nhà” thẩm định cho nhau thông qua văn hóa “phong bì”, tiêu cực... Hơn nữa, lãnh đạo DNNN thích đầu tư nhiều hơn vì được lại quả và chiết khấu.

Có thể nói các DNNN được ưu ái và có quyền hạn khá lớn cho dù họ bị điều tiết bởi các nghị định, thông tư… nhằm hạn chế sự “vung tay quá trán”.

Hơn nữa, từ trước tới nay hầu như không có lãnh đạo DNNN bị xử lý vì thua lỗ, bởi họ biện minh quyết định của tập thể chứ không phải cá nhân.

Một vấn đề nữa là mối quan hệ “người nhà” giữa các DNNN và ngân hàng thương mại Nhà nước. Từ trước tới nay các DNNN đã quen với ràng buộc ngân sách mềm, trong khi các DN tư nhân thường bị ràng buộc ngân sách cứng.”

Tại sao chuyện ai cũng biết, nhưng lại không ai muốn giải quyết?

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.