Hôm nay,  

Con Đường Xưa Em Đi

17/04/201700:00:00(Xem: 4438)
Vậy là, cho hát trở lại...

Báo Người Lao Động kể rằng lãnh đạo Bộ VH-TT-DL yêu cầu Cục Nghệ thuật Biểu (NTBD) diễn kiểm điểm nghiêm túc sâu sắc đối với tập thể, cá nhân tham mưu việc tạm dừng lưu hành 5 bài hát sáng tác trước năm 1975.

Lãnh đạo Cục Nghệ thuật Biểu diễn (NTBD), Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) sáng 15-4 đã có cuộc gặp gỡ báo chí để thông tin chính thức về 5 ca khúc trước 1975 vừa bị tạm dừng thời gian vừa qua.

Tại cuộc họp này, lãnh đạo Cục cho biết vừa có Quyết định số 39/QĐ-NTBD thu hồi Quyết định 20/QĐ-NTBD ngày 22-3-2017 vừa qua về việc dừng lưu hành 5 bài hát sáng tác trước năm 1975 đã được cấp phép phổ biến gồm "Cánh thiệp đầu xuân", tác giả Lê Dinh - Minh Kỳ; ''Rừng xưa", tác giả Lam Phương; "Chuyện buồn ngày xuân", tác giả Lam Phương; "Con đường xưa em đi", tác giả Châu Kỳ-Hồ Đình Phương và "Đừng gọi anh bằng chú", ghi tên tác giả An Diên.

Lý do Cục NTBD đưa ra việc thu hồi này là: Chưa đủ cơ sở tạm dừng phổ biến 5 bài hát đó theo ý kiến đề nghị của Sở Văn hoá và Thể thao TP SG.

Trong khi đó, báo Tiền Phong kể chuyện Quảng Nam “Vịt, cá chết trắng đồng bên nhà máy: Dân phản ánh là quyền của họ!”

Liên tiếp những ngày qua, cá tại bàu Lệ Sơn (xã Hòa Tiến, Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng) chết la liệt. Người dân nghi phân xưởng mạ kẽm nhúng nóng của Cty TNHH T.Đ.T gần đó (xã Điện Tiến, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) xả nước thải gây ô nhiễm môi trường.

Bản tin TP kể rằng tình hình thê thảm tới mức cánh đồng rộng khoảng 40ha tại bàu Lệ Sơn của người dân 3 thôn Nam Sơn, Sơn Nam, Lệ Sơn Nam nằm phía dưới phân xưởng nay đã bỏ hoang gần một nửa. Lúa không phát triển, khiến người dân cũng không mấy mặn mà với diện tích còn lại. Theo phản ánh của người dân mấy năm lại đây, phân xưởng mạ kẽm nhúng nóng của Công ty TNHH T.Đ.T đóng tại thôn Thái Sơn (xã Điện Tiến, thị xã Điện Bàn, Quảng Nam) tiếp giáp với xã Hòa Tiến, nằm phía đầu nguồn, liên tục xả thải khiến cánh đồng ô nhiễm nặng. Cá, tôm chết trắng đồng. Vịt của người dân cũng không sống nổi. Trong khi đó, lúa trồng không phát triển, cho năng suất thấp. Vì không hiệu quả nên nhiều người dân bỏ hoang không làm nữa.


TRong khi đó Hà Nội Mới kê chuyện: Vẫn vô tư giết mổ gia cầm tại chợ.

Trước những diễn biến phức tạp của dịch cúm gia cầm, Bộ Y tế đã nâng mức cảnh báo về khả năng lây truyền vi rút cúm A/H7N9 sang người và phát triển thành dịch… Tuy nhiên tại nhiều nơi, nhất là ở các chợ cóc, chợ tạm, tình trạng buôn bán gia cầm sống, không rõ nguồn gốc vẫn diễn ra tràn lan mà không hề bị lực lượng chức năng xử lý, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch bệnh.

Hiện nay tình trạng người dân giết mổ gia cầm ngay tại chợ vẫn diễn ra phổ biến.

Nằm giữa khu dân cư sầm uất, ngay cạnh Khu đô thị Yên Hòa, khu chợ tạm nằm dọc ngõ 100 đường Trung Kính (phường Yên Hòa) khá tấp nập. Chợ họp ngay bên đường đi của cư dân nhưng vẫn có một khu vực riêng dành cho các hộ kinh doanh thủy hải sản và giết mổ gia cầm. Ngoài các hộ chuyên doanh, ngồi tập trung tại khu vực giết mổ gia cầm theo quy định, dọc ngõ có hàng chục hộ dân bán rau, bán cá… cũng có cả gà để bán thêm. Những chiếc bu gà, lồng gà được người bán đặt ngay hai bên lề đường, hễ có khách hỏi mua, việc giết mổ diễn ra tại chỗ. Vào các ngày rằm, mùng một hoạt động kinh doanh, giết mổ gia cầm sống tại đây càng nhộn nhịp.

Báo Infonet kể chuyện: Người dân Hà Nội không dám ra đường giờ tan tầm...

Tại buổi làm việc với Sở Xây dựng và Sở Quy hoạch Kiến trúc vào hôm (14/4), Phó trưởng đoàn ĐBQH TP Hà Nội Ngọ Duy Hiểu cho biết, người dân không dám bước chân ra đường giờ tan tầm, đợi mấy tiếng sau mới dám về nhà “thì đúng là điều bất hạnh”.

“Nếu tình trạng ùn tắc, quy hoạch tiếp tục như vậy thì vài năm nữa khách du lịch sẽ sợ không dám đến Việt Nam”, ông Hiểu nói....

Kêu trời không xiết kể vậy.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong một đất nước mà trẻ em lúc nào cũng có thể bị xâm hại là điều bất hạnh nhất của một dân tộc bởi vì khi trở thành là nạn nhân của bạo hành thì những trẻ em này khi lớn lên sẽ có nguy cơ là người xâm hại kẻ khác, như lời báo động trong bản tin của Báo Kinh Tế Đô Thị nói rằng có tới 5,000 trẻ em bị xâm hại tại VN.
Ở đời có nhiều người thật đau khổ khiến ai nấy cũng không thể cầm lòng như trường hợp đám tang của một cô giáo bị tai nạn xe mà chồng thì chết, con thì nhỏ dại và nhà thì nghèo đến nỗi không thể mua quan tài để chôn
Chuyện tình nam nữ là điều bình thường không có gì đáng nói, nhưng nếu có quan hệ tình dục với người vị thành niên mà nhất là với một ông thầy giáo thì là chuyện không thể chấp nhận được, như bản tin của báo Một Thế Giới cho biết hôm Thứ Tư như sau.
Học hành là chuyện lớn của đời người mà bất cứ bậc làm cha mẹ nào cũng muốn con cái mình thành đạt, nhưng đôi khi cha mẹ cũng phải chấp nhận một hiện thực về trình độ học vấn của con để giúp chúng đi lên vững vàng.
Lễ trao giải túc cầu quốc tế AFF Awards Night 2019 sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 8 tháng 11 năm nay
Bình thường có thể ai cũng hiểu sinh lão bệnh tử là điều không thể tránh, nhưng khi nó đến bất ngờ thì ai cũng sợ, giống như trường hợp 2 người tại Hà Nội đã chết do “vi khuẩn lạ” làm viêm cơ tim khiến cho nhiều người dân lo lắng.
Đó là chặng đường ai cũng thấy rõ: ô nhiễm không khí, ô nhiễm thực phẩm, ô nhiễm nước uống sẽ dẫn tới nhiều bệnh ngặt ngèo, trong đó có ung thư…
Hạng mấy về môi trường kinh doanh? Việt Nam không vào nổi top-50, nghĩa là nhóm 50 quốc gia có môi trường kinh doanh tốt nhất.
Cây chết, cây chết giữa công viên Sài Gòn…
Nhìn đâu cũng thấy ung thư… đó là tình hình cả nước VN.

LTS: Mời quý vị nghe bài phát biểu của Dân Biểu Liên Bang Derek Trần tại Hạ Viện Hoa Kỳ sáng thứ Ba 29 tháng Tư, 2025 về Dấu Mốc 50 Năm Tháng Tư Đen.



***
Kính thưa Ngài Chủ Tịch Hạ Viện, 

Hôm nay tôi xin được phép phát biểu trong vài phút để chia sẻ một điều rất quan trọng đối với cộng đồng người Việt hải ngoại.

Tháng Tư Đen – không chỉ là một ngày buồn trong lịch sử, mà còn là dấu mốc nhắc nhở chúng ta về một ngày tang thương, khi chúng ta mất tất cả – mái ấm, quê hương, cuộc sống, và cả tương lai ở mảnh đất mà ta từng gọi là tổ quốc.

Cách đây 50 năm, vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, miền Nam Việt Nam rơi vào tay chế độ cộng sản. Khi đó, Mỹ đã di tản khoảng 6.000 người, bao gồm cả người Mỹ và người Việt, đến nơi an toàn. Rồi hàng trăm ngàn người Việt khác cũng lần lượt vượt biển ra đi, không biết phía trước là gì, chỉ biết phải rời đi để tìm sự sống.

Những người còn ở lại đã phải chịu cảnh sống ngày càng khắc nghiệt dưới chế độ cộng sản. Nhiều người bị đưa vào trại cải tạo – không chỉ mất nhà cửa, mà mất cả tự do, nhân phẩm, và không ít người mất luôn cả mạng sống.

Đây là một ngày đau buồn. Một ngày để chúng ta tưởng niệm, suy ngẫm, và để nhìn lại tất cả những gì đã mất.

Có hơn 58.000 lính Mỹ và hơn 250.000 binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh. Những người này đã chiến đấu và ngã xuống vì tự do. Họ xứng đáng được chúng ta biết ơn mãi mãi. Chúng ta tưởng niệm không chỉ những người lính, mà còn hàng triệu người dân vô tội đã chết trong chiến tranh, những người bị đàn áp sau ngày 30 tháng 4, và những người bỏ mạng trên biển trong hành trình vượt thoát.

Chúng ta có trách nhiệm sống xứng đáng với sự hy sinh của họ — bằng cách sống trọn vẹn và sống có ý nghĩa trong cuộc đời mới này.

Tôi là một trong hàng trăm ngàn người Mỹ gốc Việt được sinh ra trong những gia đình tị nạn – những người cha, người mẹ ra đi tay trắng, chỉ mang theo niềm hy vọng. Nhưng họ không để hành trình khổ cực ấy định nghĩa cuộc đời mình ở Mỹ. Họ xây dựng cộng đồng mạnh mẽ, thành công, và luôn giữ gìn bản sắc, lịch sử dân tộc.



Và hôm nay, sau 50 năm, chúng ta không chỉ tưởng niệm mà còn tự hào về những gì cộng đồng người Việt đã làm được. Từ tro tàn chiến tranh, chúng ta đã đứng dậy và vươn lên.

Chúng ta có những người gốc Việt làm tướng, đô đốc trong quân đội Mỹ, có nhà khoa học đoạt giải thưởng lớn, doanh nhân thành công, giáo sư, bác sĩ, nghệ sĩ – ở mọi lĩnh vực. Từ người tị nạn, chúng ta đã viết nên câu chuyện thành công chỉ trong vòng năm mươi năm.

Nhiều người trong số họ là con em của thuyền nhân – hoặc chính là những người vượt biển. Họ là minh chứng sống động cho tinh thần không chịu khuất phục, không ngừng vươn lên của người Việt.

Riêng tôi, là người Mỹ gốc Việt đầu tiên đại diện cho cộng đồng Little Saigon ở Quận Cam trong Quốc Hội. Tôi rất vinh dự và cảm thấy trách nhiệm nặng nề khi mang theo câu chuyện lịch sử của chúng ta. Little Saigon – nơi có cộng đồng người Việt lớn nhất thế giới – là biểu tượng sống động cho nghị lực, cho hy vọng, và cho tinh thần vượt khó.

Tôi nối bước những người đi trước – những lãnh đạo người Việt ở California và khắp nước Mỹ – những người đã mở đường để thế hệ chúng tôi có thể tiếp bước. Tôi là người thứ ba gốc Việt được bầu vào Quốc hội, sau Dân biểu Joseph Cao ở Louisiana và Nữ dân biểu Stephanie Murphy ở Florida. Tôi không quên rằng mình đang tiếp nối di sản mà bao người đã hy sinh để giữ gìn.

Mỗi ngày, tôi đều nhắc mình rằng: Chúng ta phải giữ gìn câu chuyện này, phải kể lại trung thực, để không ai – kể cả chế độ cộng sản – có thể viết lại lịch sử của chúng ta.

Tôi mong các đồng nghiệp trong Quốc Hội hãy cùng tôi không chỉ tưởng nhớ những nỗi đau mà chúng tôi đã trải qua, mà còn tôn vinh tinh thần bất khuất của người Việt Nam. Hãy vinh danh các cựu chiến binh – cả Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa – những người đã hy sinh cho tự do.

Và trong ngày kỷ niệm đau thương này, hãy cùng nhau nhắc lại cam kết: giữ vững các giá trị quan trọng nhất – dân chủ, nhân quyền, và khát vọng sống tự do.

Xin cảm ơn quý vị, tôi xin kết thúc phần phát biểu.

Derek Trần

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.