Hôm nay,  

Thế Giới Đầy Nỗi Lo

20/03/201700:00:00(Xem: 2751)
Bản tin RFI nêu lên tình hình Biển Đông: Trung Quốc đang xây dựng một trạm quan sát môi trường trên bãi cạn Scarborough đang tranh chấp với Philippines, theo tin từ một quan chức cao cấp chính quyền địa phương của Trung Quốc.

Bản tin ghi rằng theo hãng tin AP, tờ nhật báo chính thức Hải Nam Nhật Báo hôm 17/03/2017, trích lời một quan chức cao cấp của «thành phố» Tam Sa cho biết là các trạm quan sát môi trường sẽ được xây trên 6 đảo và đá đang tranh chấp ở Biển Đông, trong đó có bãi cạn Scarborough, nằm ngoài khơi phía tây bắc Philippines. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc xây một cấu trúc thường trực trên bãi cạn này.

Bắc Kinh đã chiếm Scarborough từ tay Philippines vào năm 2012. Sau khi tổng thống Duterte kêu gọi cải thiện quan hệ giữa Manila với Bắc Kinh, Trung Quốc đã cho phép ngư dân Philippines trở lại đánh cá ở khu vực này.

Theo lời quan chức cao cấp của «thành phố» Tam Sa, các trạm quan sát khác sẽ được xây trên các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa, mà Trung Quốc đã chiếm của Việt Nam từ năm 1974 và hiện vẫn là quần đảo tranh chấp với Việt Nam và Đài Loan.

Trong khi đó, bản tin VOA kể về cụ bà gốc Việt: Bà Châu Smith quyết định tham gia 7 cuộc chạy marathon trên 7 lục địa trong 7 ngày.

Từ ngày 25/1 đến ngày 31/1, bà Châu đã chạy marathon ở thành phố Perth, Australia; Singapore; Cairo; Amsterdam; Garden City, New York; Punta Arenas, Chile; và đảo King George, Nam Cực.

Mỗi ngày, bà Châu thức dậy và chạy khoảng 42 km. Sau đó, bà lên máy bay để tới địa điểm tiếp theo.

Theo CNN, bà Châu sinh ra ở Việt Nam và đến Hoa Kỳ vào năm 1972. Bà sở hữu và điều hành một cơ sở giặt quần áo ở thành phố Independence, bang Missouri. Mặc dù bà làm việc nhiều giờ trong ngày, nhưng chạy bộ luôn khiến bà cảm thấy khỏe hơn.

Ông Steve Hibbs, chủ công ty du lịch chuyên nghiệp Marathon Adventures, là công ty tổ chức chuyến đi, cho biết: "Bà Châu không muốn phổ biến tin trước khi thực hiện ý định. Bà ấy đã vượt qua rất nhiều trở ngại, thật nể phục khi được chứng kiến bà chạy và hoàn tất hành trình".

Trong khi đó, báo Thanh Niên kể chuyện Phú Yên: Say rượu, 3 thanh niên mở van xả hồ chứa nước gây thiệt hại nặng.

Ngày 17.3, ông Nay Y Blung, Chủ tịch UBND H.Sơn Hòa (Phú Yên), cho biết Công an H.Sơn Hòa đã điều tra, làm rõ hành vi của 3 thanh niên say rượu, nghịch mở van xả hồ chứa nước Suối Vực làm ngập, gây thiệt hại hoa màu của người dân 3 xã Suối Bạc, Sơn Nguyên và Sơn Hòa, ước thiệt hại ban đầu khoảng 300 triệu đồng.


Ông Blung cho biết sự việc xảy ra vào tối 15.3, sau khi nhậu say, 3 thanh niên này cạy cửa vào khu vực lắp đặt cầu dao điện mở - đóng van xả nước của hồ Suối Vực để nghịch, khiến dây cáp bị đứt nên nước từ trong hồ chảy suốt đêm 15 đến rạng sáng 16.3, gây ngập 4,4 ha hoa màu, cuốn trôi 3 cộ bò, 1 chiếc thuyền, 18 máy bơm điện và 15 tấn mía đã chặt chưa kịp vận chuyển của người dân.

Trong khi đó, người nuôi heo ở Đồng Nai thê thảm, theo bản tin Người Lao Động/Pháp Luật TP.

Giá heo hơi quá thấp khiến người chăn nuôi lỗ nặng. Một ngày lỗ hơn 8 tỉ đồng.

Tính từ thời điểm trước Tết Nguyên đán đến nay, người chăn nuôi heo ở các tỉnh Đông Nam bộ đã chịu lỗ gần năm tháng vì giá xuống quá thấp. Lỗ kéo dài khiến hàng loạt trang trại, doanh nghiệp bên bờ phá sản.

Thông tin tại buổi đối thoại giữa các chủ trang trại với các cơ quan chức năng diễn ra ở Đồng Nai ngày 17-3, ông Nguyễn Trí Công, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, cho biết hiện nay mỗi ngày tỉnh này cung cấp khoảng 8.000 con heo cho thị trường TP SG. Đồng Nai hiện là địa phương sản xuất heo lớn nhất cả nước, nguồn cung cấp thịt heo chính cho TP HCM nhưng người nuôi đang lao đao.

Ông Công dẫn chứng: “Với mức lỗ lên tới 800.000 đến 1 triệu đồng/con, mỗi ngày riêng người nuôi heo Đồng Nai lỗ gần 8 tỉ đồng, mỗi tháng lỗ 240 tỉ đồng. Như vậy nếu chỉ tính trong vòng năm tháng qua, người nuôi heo trong tỉnh đã mất tới 1.200 tỉ đồng”.

Ông Trần Đức Vinh Quang, chủ trại heo tại huyện Thống Nhất, Đồng Nai, buồn rầu cho biết giá heo xuống thấp hơn giá thành sản xuất khiến trang trại của ông đã lỗ hơn 500 triệu đồng.

Bản tin CafeBiz/Vietnam+ lại kể chuyện Hưng Yên: Chưa bao giờ người dân trồng cà chua lại rơi vào tình cảnh điêu đứng như năm nay, khi gcà chua liên tục bị rớt giá. Hiện cà chua được bán với mức giá không quá 3.000 đồng/kg, thậm chí vào thời điểm rộ, cà chua còn bị ép giá xuống mức 1.000 đồng/kg. Nhiều hộ nông dân chán nản không thu hoạch, bỏ ruộng cà chua chín thối ngoài đồng hoặc hái cà chua về cho gia súc ăn.

Trong tình cảnh "đứng ngồi không yên," những ngày gần đây nhiều hộ trồng cà chua tại thôn Đào Đặng, xã Trung Nghĩa, thành phố Hưng Yên vẫn loay hoay tìm đầu ra cho những ruộng cà chua đang chín rộ ngoài đồng không có người thu mua.

Giá cà chua tại đây chỉ dao động từ 1.000-3.000 đồng/kg. Song với mức giá rẻ này, sản phẩm cà chua vẫn trong tình trạng ế ẩm vắng bóng người mua.

Thê thảm, thê thảm...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.