Hôm nay,  

Người Mẹ Ở Quê Nghèo

06/10/200500:00:00(Xem: 5549)
Bạn,
Tại nhiều làng quê ở miền Trung, cuộc hành trình nuôi con ăn học của những gia đình nghèo vô cùng gian nan. Có những người mẹ lo tương lai cho con bằng củ sắn, củ khoai, bằng những ngày tháng nắng mưa vuốt mặt, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời... vậy mà không hề than nghèo kể khổ. Phóng viên báo Tuổi Trẻ đã ghi lại câu chuyện về những hy sinh của 2 người mẹ nghèo ở vùng quê Quảng Nam qua đoạn ký sự như sau.
Hơn ba năm kể từ ngày căn bệnh hiểm nghèo của người chồng tái phát rồi mất, để lại cho chị Nguyễn Thị Lan (giáo viên cấp I Trường Đinh Bộ Lĩnh, huyện Tam Kỳ, Quảng Nam) một gánh nợ. Để nuôi hai đứa con ăn học và mẹ già ở quê, ngày đứng lớp, đêm về chị Lan đi rửa chén ở các quán ăn nuôi đứa con đầu đang vào đại học và đứa út học lớp 12. Khi đứa con đầu Phạm Thị Lan Uyên đậu vào Đại học Sư phạm Đà Nẵng, chị Lan bán chiếc tivi - vật dụng có giá nhất trong gia đình, cộng số tiền của đồng nghiệp chồng chị góp lại, tạm cho Uyên vào trường "dù phải đi làm thuê...", cô giáo Lan bặm môi tâm sự. Còn Uyên, sau khi nhập học, việc đầu tiên nghĩ đến là phải đi làm thêm để lo cho việc học. "So với các bạn, mình nghèo nhất nhưng mình có hướng đi của mình..." Uyên thổ lộ. Chính từ quyết tâm cho một hướng đi con nhà nghèo mà suốt bao nhiêu năm, kể từ khi còn là học sinh trung học, năm nào Uyên cũng là học sinh giỏi. Nhìn cô sinh viên nhỏ bé năm 2 khoa ngữ văn Đại học Sư phạm Đà Nẵng này khó mà nghĩ rằng Uyên đã ít nhất hơn ba lần suýt bỏ học vì khó khăn. Người mẹ bảo: "Ba nó mất, tôi cũng phải cố gắng đi cùng ước mơ của con...".

Tại xã Bình Nguyên, huyện Thăng Bình, hơn 10 năm trời, gánh ve chai của bà Võ Thị Dũng gánh theo cả khát vọng của đứa con trai. Bất kể ngày nắng hay mưa, đôi chân người mẹ lội khắp vùng quê đất Quảng, ra tận Đà Nẵng với đôi quang gánh trên vai. Còn người con, suốt 12 năm học không một ngày học thêm, bởi thời gian còn lại phải thay mẹ lo mấy sào ruộng khoán ở nhà và bầy heo mà nói như Phan Quang Sanh là để có cái ăn hằng ngày. Bà Dũng kể rằng từ khi nghe tin đứa con trai vào được Đại học Kiến trúc TP.SG, bà làm ngày làm đêm mà không biết mệt, một nửa chặng đường ước mơ đã qua.
Bạn,
Nhắc đến những hy sinh của người mẹ, người con trai của bà Võ Thị Dũng nói với phóng viên: "Hơn 10 năm trời mẹ đã cho mình nghị lực để nuôi khát vọng thì không có lý do gì mình bỏ cuộc, cho dù con đường trước mắt còn lắm gian nan...". Và Sanh đưa cho phóng viên xem ngôi nhà mơ ước mà Sanh đã âm thầm từng đêm vẽ cho mẹ và những người dân làng nghèo khó quê mình...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.