Hôm nay,  

Đón Tết Tây Tạng

01/03/201700:00:00(Xem: 3308)
Hôm Thứ Hai là một ngày đặc biệt: Tết Tây Tạng, tính theo lịch Tây Tạng. Còn gọi là Ngày Losar.

Bởi vì lịch Tây Tạng khác cả dương lịch và khác cả âm lịch, nên ngày cũng chệch nhau.

Tết Tây Tạng trong năm 2017 là ngày 27 tháng 7 năm 2017.

Tết Tây Tạng trong năm 2018 là ngày 16 tháng 2 năm 2018.

Tết năm nay sẽ có rất nhiều người Tây Tạng buồn, vì hoàn cảnh đất nước bị Trung Quốc đô hộ và đang ra sức đồng hóa.

Sau đây là một số thông tin từ Tự điển Bách khoa Mở.

Losar là một từ tiếng Tạng có nghĩa là "năm mới". lo về mặt ngữ nghĩa là "năm, tuổi"; sar về mặt ngữ nghĩa là "mới", còn gọi là Tết Tây Tạng. Losar là ngày lễ quan trọng nhất tại Tây Tạng và Bhutan, được tổ chức tương ứng với khoảng tháng Hai dương lịch.

Losar được tổ chức trong 15 ngày, các hoạt động chính diễn ra trong ba ngày đầu tiên. Vào ngày đầu tiên của Losar, một loại thức uống gọi là changkol được làm từ chhaang (tương đối giống bia). Ngày thứ hai của Losar có tên Losar của Vua (gyalpo losar). Theo truyền thống, người ta sẽ tổ chức năm ngày lễ Vajrakilaya trước Losar. Do người Duy Ngô Nhĩ tiếp thu lịch Trung Hoa, và người Mông Cổ cùng Tạng tiếp thu lịch Duy Ngô Nhĩ, Losar diễn ra gần hoặc trùng ngày với tết Trung Quốc và tết Mông Cổ, song các truyền thống trong Losar chỉ có độc nhất ở Tây Tạng, và có từ trước khi tiếp nhận ảnh hưởng từ Ấn Độ và Trung Hoa. Ban đầu, các lễ kỷ niệm thời cổ của Losar chỉ diễn ra trong Đông chí, và đã chỉ dời thời điểm sang trùng với tết Trung Hoa và Mông Cổ sau quyết định của một lãnh đạo Cách-lỗ phái của Phật giáo.

Các dân tộc Yolmo, Sherpa, Tamang, Gurung, và Bhutia tại Nepal cũng tổ chức lễ kỉ niệm Losar. Losar cũng được Phật tử Phật giáo Tây Tạng trên toàn cầu tổ chức.


Lễ Losar có từ trước khi Phật giáo xuất hiện tại Tây Tạng và có thể truy nguyên từ thời kỳ Bưn tiền Phật giáo. Theo truyền thống Bưn ban đầu này, một nghi lễ thần thánh được tổ chức vào mỗi mùa đông, trong đó mọi người dâng một lượng lớn hương nhằm an ủi các linh hồn, vị thần và 'Hộ pháp' bản địa. Lễ hội tôn giáo này sau đó đã tiến triển thành một lễ hội Phật giáo thường niên, được cho là khởi đầu trong giai đoạn trị vì của Bố Đức Cộng Kiệt (Pude Gungyal), tán phổ thứ 9 của triều đại Thổ Phồn. Lễ Losar được cho là bắt đầu khi một cụ bà tên là Belma đã giới thiệu cách tính thời gian dựa trên pha của Mặt Trăng. Lễ này diễn ra khi các cây mơ ở vùng Lhokha Yarla Shampo ra hoa trong mùa thu, và nó có thể là hoạt động đầu tiên của thứ mà sau này trở thành lễ hội nông dân truyền thống. Trong giai đoạn này, các kỹ năng trồng trọt, thủy lợi, tinh chế sắt từ quặng và xây dựng cầu đã lần đầu tiên được đưa tới Tây Tạng. Các nghi lễ được đưa vào nhằm đánh dấu các khả năng mới này có thể được công nhận là tiền thân của lễ Losar. Sau đó, khi các nguyên lý cơ bản của chiêm tinh học, dựa trên Ngũ hành, được đưa đến Tây Tạng, lễ hội nông dân trở thành điều mà ngày nay chúng ta gọi là Losar hay Tết Tạng.

Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 (1998: p. 233) đã trình bày tầm quan trọng của việc hỏi ý Hộ pháp Nechung đối với Losar: Từ hàng trăm năm nay, việc Đạt Lai Lạt Ma, chính quyền, hỏi ý Nechung trong các ngày lễ Năm Mới đã trở thành truyền thống.

Xin chúc lành cho tất cả những người Tây Tạng lưu vong, và cả những người còn trong vòng kềm kẹp của nhà nước Hoa Lục.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.