Hôm nay,  

Một Ngôi Sao Vừa Tắt

25/02/201700:00:00(Xem: 4413)
Hôm nay vừa nghe tin một ngôi sao vừa băng, mới giựt mình, thấy rằng thời gian bay qua như mộng: Đạo diễn Lê Mộng Hoàng qua đời...

Một thời mình nhớ tới các rạp hát thời xa xưa, như rạp Đaị Đồng miệt Gia Định, hay rạp Thanh Vân miệt Hòa Hưng... Ưa thích một thời của nhiều người Sài Gòn là phim Ấn Độ (sao mình ghét kiểu nhạc và múa Ấn Độ lạ lùng), hay kiểu cao bồi Ringo cỡi ngựa...

Có mê xem phim, mới cảm ơn những người sáng tác nghệ thuật như phim ảnh, kịch nghệ, âm nhạc, tiểu thuyết...

Báo Tuổi Trẻ ghi rằng Đạo diễn gạo cội của những bộ phim điện ảnh VN thời kì đầu tiên như Bụi đời, Nắng chiều…đã trút hơi thở cuối cùng tại nhà riêng rạng sáng ngày 23-2 tại TP.SG. Hưởng thọ 88 tuổi.

Đạo diễn Lê Mộng Hoàng (sinh ngày 1-6-1927) tại Phú Xuân, Huế trong một gia đình có truyền thống Nho giáo. Hơn nửa đời người gắn bó với điện ảnh, ông là một người có năng khiếu đặc biệt với âm nhạc và điện ảnh.

Từ nhỏ biết ông có năng khiếu về ca hát và diễn kịch, gia đình đã cho ông tham gia các chương trình thiếu nhi ở đài Phát thanh Huế. Riêng với điện ảnh, ông luôn có sở thích đi xem phim, thậm chí trốn cả thầy giáo, rủ người em trai là Lê Mộng Nguyên cùng bám áo dài người lớn làm quen để trốn vé vào xem phim.

Năm 12 tuổi, ông tham gia phong trào Hướng đạo, đã phải đi từ chân núi Bạch Mã leo lên tới đỉnh để làm lễ - Lời hứa lên Hướng đạo....

Hóa ra, cậu bé Lê Mộng Hoàng có đam mê làm phim khởi sự từ một thời Hướng Đạo.

Thực sự, làng phim ảnh VN có mặt từ đầu thế kỷ 20...

Theo Tự Điển Bách Khoa Mở, lược sử sơ thời như sau.

Điện ảnh Việt Nam là tên gọi ngành công nghiệp sản xuất phim của Việt Nam từ 1923 đến nay.

Điện ảnh bắt đầu du nhập vào Việt Nam từ cuối thập niên 1890, nhưng mãi đến năm 1923 mới xuất hiện bộ phim đầu tiên Kim Vân Kiều do người Pháp và người Việt cùng thực hiện. Từ năm 1925 xuất hiện những hãng phim Việt Nam, có những bộ phim Việt Nam hợp tác với nước ngoài.

Đến thời kỳ Chiến tranh Việt Nam, ở miền Bắc với những diễn viên như Trà Giang, Thế Anh, đạo diễn Hải Ninh, Nguyễn Hồng Sến đã thực hiện những bộ phim Vĩ tuyến 17 ngày và đêm, Nổi gió, Em bé Hà Nội... ghi dấu ấn cho nền điện ảnh cách mạng. Miền Nam với Thẩm Thúy Hằng, Kiều Chinh, các đạo diễn Lê Hoàng Hoa, Lê Dân, Lê Mộng Hoàng đã thực hiện Chân trời tím, Loan mắt nhung, Người tình không chân dung... đạt được doanh thu cao và giành những giải thưởng trong các liên hoan phim châu Á.


Sau năm 1975, các đạo diễn Lê Hoàng Hoa, Nguyễn Hồng Sến tiếp tục thực hiện những bộ phim như Ván bài lật ngửa, Cánh đồng hoang... thu hút được nhiều khán giả, giành được giải thưởng trong những liên hoan phim quốc tế. Vượt qua giai đoạn khủng hoảng của thập niên 1990, gần đây điện ảnh Việt Nam lấy lại được khán giả với những bộ phim ăn khách như Gái nhảy, Những cô gái chân dài... Một số bộ phim Việt Nam đã được khán giả nước ngoài biết tới, trong đó nhiều phim của các đạo diễn Việt kiều. Mùi đu đủ xanh của đạo diễn người Pháp gốc Việt Trần Anh Hùng đã được đề cử giải Oscar cho phim ngoại ngữ hay nhất năm 1994...

Buổi chiếu phim đầu tiên ở VN là ngày nào?

Ngày 28 tháng 4 năm 1899 Gabriel Veyre đã tổ chức buổi chiếu phim đầu tiên tại Hà Nội miễn phí cho công chúng vào xem. Báo L'Avenir du Tonkin số ra ngày 29 tháng 4 năm 1899 xuất bản tại Hà Nội có tường thuật đầy đủ về buổi chiếu phim này.

Sau đó, những buổi chiếu tiếp theo được thực hiện ở các khách sạn, nhà hàng lớn nhân những ngày lễ quan trọng hoặc sự kiện chính trị nào đó. Khán giả điện ảnh hầu hết là các quan chức, viên chức, chủ công ty công nghiệp và doanh nghiệp, đơn vị quân đội Pháp chiếm đóng thuộc địa. Dựa theo một số tài liệu, báo chí, hồi ký thì thỉnh thoảng có một vài buổi chiếu phim ở nơi công cộng cho dân bản xứ mua vé vào xem như các ngày hội, chợ phiên, quay sổ xố. Trên báo chí Việt Nam đã đăng quảng cáo những buổi chiếu phim bán vé tại một số địa điểm công cộng.

Rạp chiếu phim đầu tiên tại Việt Nam là rạp Pathé, do một người Pháp là Aste xây dựng tại Hà Nội, cạnh hồ Hoàn Kiếm, khánh thành ngày 10 tháng 8 năm 1920. Tiếp đó tới rạp Tonkinois bắt đầu từ 1921... Thời ấy, người ta gọi những buổi trình chiếu phim là buổi trình diễn "trò chớp bóng".

Và từ đó... làng phim VN từ từ hình thành. Trong đó, các đỉnh cao của phim ảnh VN, theo mình nhớ là đaọ diễn Lê Mộng Hoàng, các nữ tài tử Kiều Chinh, Thẩm Thúy Hằng... Tất cả đều cao niên cả rồi.

Xin từ biệt đạo diễn Lê Mộng Hoàng với lòng ngưỡng mộ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.