Hôm nay,  

Thiêng Liêng Nghề Giáo

21/02/201700:00:00(Xem: 2592)
Một thời, hình ảnh thầy cô là những gì rất mực thiêng liêng... Sau ba mẹ, là tới thầy cô. Ba mẹ cho chúng ta thân người, nhưng thầy cô sẽ cho chúng ta tâm hồn.

Truyền thống dân tộc mình là quý trọng thầy cô. Thầy ngày xưa được ông bà mình để ở một bục cao quý trọng, như các câu tục ngữ ca dao sau.

- Tiên học lễ, hậu học văn (trước tiên phảỉ học lễ giáo, sau mới học văn).

- Bán tự vi sư, nhất tự vi sư (nửa chữ là thầy, một chữ cũng là thầy).

- Không thầy đố mày làm nên.

- Một kho vàng không bằng một nang chữ.

- Dốt đến đâu học lâu cũng biết.

- Người không học như ngọc không mài.

- Trọng thầy mới được làm thầy.

- Một gánh sách không bằng một giáo viên giỏi.

- Mồng một tết cha, mồng ba tết thầy...

Bây giờ, hình ảnh đó nhạt dần. Có khi, mở báo ra đọc, lại thấy những chuyện không vui về nghề giáo, lòng lại bâng khuâng nhớ những ngaỳ còn thơ.

Chuyện bể nhất hiện nay là vụ bà Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nam Trung Yên. Bà ngồi trên một chiếc xe taxi vào sân trường hồi tháng 12/2016. Thế rồi, xe cán gãy chân một học sinh lớp 2 trong trường của bà.

Baàliền xóa hết dấu tích, làm giả giấy tờ, nói rằng hôm đó, không có xe hơi nào vào sân trường. Bây giờ, qua tháng 2/2017, mới lộ ra.

Bản tin Bao1ó Công Lý hôm 20/2/2017, ghi lời UBND thành phố Hà Nội yêu cầu quận Cầu Giấy chấm dứt việc điều hành đối với vị trí Hiệu trưởng và Hiệu phó vì hành vi thiếu trung thực.

Chiều 20/2, tại quận Cầu Giấy, UBND thành phố Hà Nội đã chủ trì cuộc họp với lãnh đạo quận Cầu Giấy, Công an thành phố Hà Nội, Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo để thống nhất phương án xử lý đối với Hiệu trưởng và Hiệu phó Trường tiểu học Nam Trung Yên liên quan đến vụ tai nạn khiến cháu Trần Chí Kiên (lớp 2A4 trường Tiểu học Nam Trung Yên, Hà Nội) bị gãy chân tại sân trường vào ngày 1/12/2016.

UBND thành phố Hà Nội yêu cầu quận Cầu Giấy chấm dứt việc điều hành đối với vị trí Hiệu trưởng và Hiệu phó vì hành vi thiếu trung thực.

UBND thành phố Hà Nội kết luận chiếc taxi do ông Trần Quốc Tuấn điều khiển đi vào sân Trường tiểu học Nam Trung Yên trong giờ nghỉ giải lao ngày 1/12/2016 là có thật. Sự việc cũng đã xác định được trách nhiệm của những người liên quan....


Đó là chuyện Hà Nội. Còn ở Sài Gòn, bản tin TTXVN kê chuyện cô giữ trẻ dọa ném trẻ qua cửa sổ. Chuyện ở nhóm trẻ mầm non Apollo (đường Phan Chu Trinh, phường 12, quận Bình Thạnh) xảy ra ngày 15/2/2017.

May là có camera ghi hình. Thế là Sở điều tra. Bản tin TTXVN kể:

Bản tin viết:

“Qua kiểm tra, cơ sở này hoạt động không phép, thực hiện giữ trẻ từ giữa tháng 12/2016, đang giữ 16 trẻ từ 18-36 tháng tuổi. Tại trường có 6 cô giữ trẻ, 1 quản lý, 1 ghi danh, 1 phục vụ, 1 bảo vệ.

Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Bình Thạnh cùng với Ủy ban Nhân dân phường 12, quận Bình Thạnh đã lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục; đồng thời yêu cầu cơ sở chấm dứt giữ trẻ tại cơ sở này từ ngày 18/2/2017.

Hình ảnh được ghi lại qua camera quan sát trực tuyến và lan truyền trên mạng xã hội là cô Hồ Thị Xuân Đào (là giáo viên, không phải hiệu trưởng như thông tin trước đó) đã đùa giỡn với hành vi không phù hợp với bé N.H.T.A (22 tháng tuổi) vào chiều 15/2 vừa qua.

Trao đổi với báo chí, ông Võ Hàn Lam, Trưởng nhóm trẻ Apollo cho biết, sự việc đã được kịp thời xử lý, giáo viên có hành vi chưa đúng này đã nhận hình thức kỷ luật buộc thôi việc. Theo trình bày của giáo viên này, cô chỉ mong giúp cháu ăn tốt hơn và bớt khóc. Với hành vi trên, cô giáo ý thức được là phản giáo dục và đã chủ động xin lỗi phụ huynh học sinh và cũng nhận được sự ghi nhận thiện ý từ phụ huynh.”

Trong khi đó, báo Công An kể chuyện thầy giáo và một nữ sinh đánh nhau trong lớp. Chuyện ở tỉnh Hậu Giang, xảy ra vào tiết 5, ngày 15-2 tại lớp 10A3 của Trường THPT Tầm Vu, giữa thầy N.Q.K – giáo viên dạy toán (cũng là thầy chủ nhiệm lớp 10A3 – PV) và em N.T.K.N.

Sở đã chỉ đạo nhà trường phải cho thầy K. và em N. phải làm tờ tự kiểm.

Báo này viết:

“Trước đó, như CAND Online đã thông tin vào ngày 16-2, trên mạng xã hội lan truyền 1 đoạn clip ghi lại cảnh thầy giáo và nữ sinh đánh nhau trong lớp học. Nhiều học sinh đứng xung quanh, nhưng không ai can ngăn. Khi thầy giáo bỏ đi, nữ sinh này còn dùng một quyển sách ném theo…”

Cuộc đời phức tạp... Hình ảnh thầy cô nhạt dần.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nỗi lo thiếu thủy sản… Báo Tiền Phong kể: Các nhà máy chế biến thủy sản thiếu nguyên liệu trầm trọng…
Nước nghèo, dân số tương đối, nhưng rác nhựa lên hàng dư thừa… Đó là chuyện VN.
Cán bộ tưng bừng bia rượu trong giờ làm việc là thường… Bây giờ sẽ bị cấm.
Thủ đô vẫn luôn luôn không giống ai: Hà Nội không thoát nổi ô nhiễm….
“Giang hồ hiểm ác!” là châm ngôn thường được nhắc tới trong các truyện kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung. Thực tế giang hồ trong tiểu thuyết và giang hồ ở ngoài đời có lẽ chẳng khác nhau bao nhiêu, như chuyện các tay giang hồ đâm chém nhau tại Sài Gòn, Bình Dương trong mấy ngày qua mà báo mạng VNExpress cho biết dưới đây.
So với mức lương của người dân VN hiện nay thì 1.2 triệu đôla một năm trả cho huấn luyện viên đội tuyển quốc gia VN gốc Nam Hàn Park Hang Seo là rất cao dù so với nhiều nước trên thế giới thì không có gì là cao, nhưng điều lạ là tin này trong nước chưa biết thì Thái Lan, Nam Hàn đã biết
Tại sao phải đợi đến 3 tiếng đồng hồ và phải có thỏa thuận bằng giấy tờ chứ không được nói miệng thì các cơ quan truyền thông mạng mới được đăng lại tin của báo giấy?
Hàng ngàn người dân cư ngụ tại một chung cư tại tỉnh Nghê An đã phải di tản vì chung cư bốc cháy dữ dội, theo bản tin của báo Người Đưa Tin cho biết hôm 6 tháng 11.
Đồng Bằng Sông Cửu Long đang quên đi chuyện nước mặn dâng cao mà tập trung vào cuộc vui lễ hội Ook Om Bok mà trong đó thi đua ghe ngo là hào hứng nhất
Cái gì lâu đời thuộc về văn hóa dù là văn hóa vật thể cũng đều quý hiếm như cây thị 900 tuổi tại Chùa Đồng Phúc thuộc tỉnh Quảng Ninh tại miền Bắc Việt Nam được liệt vào si sản văn hóa của Việt Nam
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.