Hôm nay,  

Ngày Thơ, Hội Thơ

14/02/201700:00:00(Xem: 3084)
Dân tộc mình ưa thích thơ, ưa làm thơ, mê thơ... bởi vậy mới có ca dao tuyệt vời. Đó là thơi xưa. Bây giờ đam mê nhạt dần rồi. Thế nên, mới cần ngày hội thơ. Nhưng có kéo thơ lên nổi hay không, cũng tùy.

Và bây giờ là hoàn tất ngày hội thơ. Sai sót, cũng có than phiền cho biết. Đông chăng, cũng là tương đối, vì có thể 500 người hay cả ngàn người gọi được là đông, nhưng vẫn còn là ít so với chuyện đi chùa ngày rằm.

Báo Dân Trí kể chuyện ngaỳ hội thơ ở Văn Miếu, Hà Nội: Người người chen chân đi… hội thơ!

Bản tin kể rằng cứ ngỡ thơ bị “bỏ rơi”, bị quên lãng và người yêu thơ ngày càng mai một nhưng có mặt tại Ngày thơ Việt Nam 2017 diễn ra sáng ngày 11/2 tại Văn Miếu, Quốc Tử Giám, chen chân giữa “biển người”, mới cảm nhận hết không khí náo nức của ngày hội thơ…

Khoảng 9 giờ sáng ngày 11/2 mới khai mạc Ngày thơ Việt Nam tại Hà Nội nhưng từ sáng sớm, người yêu thơ đã tấp nập đổ về Văn Miếu, Quốc Tử Giám. Với chủ đề “Đồng hành và sáng tạo cùng Đất nước”, Ngày thơ lần thứ 15 có nhiều hoạt động hướng tới kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập Hội Nhà văn Việt Nam.

Báo Dân Trí nhận định: Chút hụt hẫng vì vắng bóng… sân thơ trẻ!?

Nếu những ai chờ đợi thưởng lãm những màn biểu diễn sôi động, tươi mới và độc lạ tại sân thơ trẻ như những năm trước thì năm nay có chút… hụt hẫng!

Trong khi đó, báo Dân Việt nhìn thấy: Ảnh nhà thơ Yến Lan thành ảnh nhà thơ Hàn Mặc Tử ở Ngày thơ VN.

Bản tin DV kể rằng năm nay, lần đầu tiên xuất hiện “Con đường thi nhân” tại Ngày thơ Việt Nam 2017 nhưng người yêu thơ đã phải một phen thất vọng vì quá nhiều ảnh sai. Trong đó, tiêu biểu nhất là Ban tổ chức đã nhầm ảnh nhà thơ Yến Lan thành nhà thơ Hàn Mặc Tử.

Cụ thể, trong pano có tên và thơ Hàn Mặc Tử: “Thơ tôi/ bay suốt một đời khôn thấu/ Hồn tôi bay/ đến bao giờ mới đậu” thì Ban tổ chức đã gắn nhầm sang ảnh nhà thơ Yến Lan.

Bản tin Dân Việt cũng ghi về các sai sót khác:


“Tương tự, trên “Con đường thi nhân” còn đưa sai ảnh Nguyễn Khuyến bằng Phan Thanh Giản và trích sai thơ Nguyễn Du. Câu Kiều nổi tiếng của Nguyễn Du cũng bị trích sai thành: “Đời còn để có hôm nay/Tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời”. Câu đúng là: “Trời còn để có hôm nay/ Tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời”...”

Thế hệ cao niên làm thơ gặp nỗi buồn khác: bản tin VnExpress ghi nhận về nỗi niềm 'đem thơ vứt sọt rác' của những cây bút U80.

Ngày thơ Việt Nam 2017 diễn ra suốt ngày rằm tháng giêng (ngày 11/2) ở trụ sở Liên hiệp các hội Văn học Nghệ thuật, quận ba. Sự kiện tôn vinh thơ Việt lần thứ 15 tiếp tục có nhiều hoạt động ngâm thơ, kịch thơ, tọa đàm giao lưu các nhà thơ trẻ với sinh viên các trường... Tuy nhiên, trái với không khí sôi động ở Hà Nội, sự kiện ở TP SG được nhận xét đìu hiu hơn.

VnExpress viết:

“Ngồi trong gian trưng bày của Câu lạc bộ (CLB) thơ Đồng Vọng, nhà thơ Nguyễn Kỳ cho biết từ sáng đến chiều, CLB của ông chỉ tiếp khoảng chục khách ghé thăm, đa số là người quen. Nhiều người chỉ ghé ngang, hững hờ lật vài cuốn thơ trên bàn rồi vội bước đi. Cây bút sinh năm 1939 cho rằng những ngày hội thơ đang dần trở thành dịp để thi sĩ thân quen tụ họp hơn là nơi quảng bá văn hóa đọc thơ. Theo ông, tình trạng hẩm hiu, thiếu khách của nhiều khu trưng bày tác phẩm ở sự kiện phần nào cho thấy độc giả không hào hứng tìm hiểu về thơ.

"Nhiều người đem thơ đến đây giới thiệu xong chỉ có nước bỏ vào sọt rác vì chẳng có khách chịu mang về, dù là quà tặng", nhà thơ bộc bạch...”(ngưng trích)

Báo Lao Động ghi về trường hợp cụ Nguyễn Du:

“...Câu thơ nổi tiếng của cụ Nguyễn Du: “Trời còn để có hôm nay/Tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời”, bị trích sai thành “Đời còn để có hôm nay/Tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời”...”

Biết sao bây giờ... Ngày hội thơ hình như không thấy Văn đoàn Việt thì phải. Có gì kỳ thị chăng?

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nỗi lo thiếu thủy sản… Báo Tiền Phong kể: Các nhà máy chế biến thủy sản thiếu nguyên liệu trầm trọng…
Nước nghèo, dân số tương đối, nhưng rác nhựa lên hàng dư thừa… Đó là chuyện VN.
Cán bộ tưng bừng bia rượu trong giờ làm việc là thường… Bây giờ sẽ bị cấm.
Thủ đô vẫn luôn luôn không giống ai: Hà Nội không thoát nổi ô nhiễm….
“Giang hồ hiểm ác!” là châm ngôn thường được nhắc tới trong các truyện kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung. Thực tế giang hồ trong tiểu thuyết và giang hồ ở ngoài đời có lẽ chẳng khác nhau bao nhiêu, như chuyện các tay giang hồ đâm chém nhau tại Sài Gòn, Bình Dương trong mấy ngày qua mà báo mạng VNExpress cho biết dưới đây.
So với mức lương của người dân VN hiện nay thì 1.2 triệu đôla một năm trả cho huấn luyện viên đội tuyển quốc gia VN gốc Nam Hàn Park Hang Seo là rất cao dù so với nhiều nước trên thế giới thì không có gì là cao, nhưng điều lạ là tin này trong nước chưa biết thì Thái Lan, Nam Hàn đã biết
Tại sao phải đợi đến 3 tiếng đồng hồ và phải có thỏa thuận bằng giấy tờ chứ không được nói miệng thì các cơ quan truyền thông mạng mới được đăng lại tin của báo giấy?
Hàng ngàn người dân cư ngụ tại một chung cư tại tỉnh Nghê An đã phải di tản vì chung cư bốc cháy dữ dội, theo bản tin của báo Người Đưa Tin cho biết hôm 6 tháng 11.
Đồng Bằng Sông Cửu Long đang quên đi chuyện nước mặn dâng cao mà tập trung vào cuộc vui lễ hội Ook Om Bok mà trong đó thi đua ghe ngo là hào hứng nhất
Cái gì lâu đời thuộc về văn hóa dù là văn hóa vật thể cũng đều quý hiếm như cây thị 900 tuổi tại Chùa Đồng Phúc thuộc tỉnh Quảng Ninh tại miền Bắc Việt Nam được liệt vào si sản văn hóa của Việt Nam
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.