Hôm nay,  

Lại Anh Trung Quốc

11/02/201700:00:00(Xem: 3631)
Đàn anh phương Bắc đầy trò chơi hung hiểm...

Trong khi nông dân tỉnh Đồng Nai lỡ tin lời thương lái Trung Quốc để trồng chuối và rồi bán không ai mua, nông dân tỉnh Đồng Tháp bị chiêu dụ ngưng trồng lúa.

Báo Tuổi Trẻ kể chuyện ở Đồng Nai: Trung Quốc ngưng thu mua, chuối đổ cho… dê ăn...

Bản tin ghi rằng những ngày qua, người trồng chuối tại Đồng Nai như ngồi trên đống lửa khi chuối rớt giá và không bán được, hàng chục hecta chuối của người dân tại các huyện Trảng Bom, Thống Nhất chín rục trên cây.

Ông Lềnh Lập Hồng, chủ vườn chuối rộng hơn 1ha với hơn 2.000 gốc chuối tại ấp Tân Thành, xã Thanh Bình, cho biết hơn chục ngày nay giá chuối bán tại vườn dao động từ 500 - 2.000 đồng/kg tùy loại, trong khi cùng thời điểm này năm trước lên tới 13.000 đồng/kg.

Theo ông Hồng, chuối ùn ứ do những ngày tết, thị trường Trung Quốc không “ăn hàng” khiến chuối chín rục trên cây. Trung bình mỗi hecta chuối có từ 2-3 tấn chuối chín rục cây, riêng nhà ông có khoảng 3 tấn chuối chín rục phải cắt bỏ.

Ngày 10-2, ông Lưu Chí Mười, chủ tịch hội nông dân xã Thanh Bình, cho biết năm trước, Trung Quốc nhập chuối mạnh, do đó, người dân đổ xô đầu tư trồng chuối cấy mô khiến diện tích chuối này tăng vọt. Các ngành chức năng đã nhiều lần khuyến cáo nhưng người dân không nghe.

Báo Tuổi Trẻ ghi lời ông Mười:

“Gần một tháng nay, thương lái Trung Quốc ngưng thu mua trong khi hàng trăm hecta chuối đang vào vụ thu hoạch khiến người dân điêu đứng, thậm chí có nhà phải chặt bỏ chuối chín tận dụng làm thức ăn cho…dê, bò ăn. Hiện hội đã liên hệ với công ty ở Hà Nội tìm đầu ra qua thị trường Nhật Bản nhưng vẫn chưa có kết quả.”

Báo Đồng Nai kê thêm chuyện chuối già hương xuất cảng cũng bi đát.

Bản tin kể: Vỡ mộng chuối già hương xuất khẩu...

Hàng chục hécta chuối già hương xuất khẩu tại huyện Trảng Bom, Thống Nhất... đang bước vào mùa thu hoạch nhưng nông dân trồng chuối như “đứng đống lửa, ngồi đống than” vì giá chuối rẻ như cho mà vẫn không kiếm được ai mua.

Nhiều vườn chuối đã chín rụng vàng, nông dân cũng đành bỏ mặc vì thu hoạch lại sợ lỗ tiền công. Những nông dân đổ xô trồng chuối già xuất khẩu với kỳ vọng làm giàu đang đối mặt với nguy cơ vỡ nợ.

Báo Đồng Nai ghi lời ông Chống Xìn Sắm (xã Thanh Bình, huyện Trảng Bom):

“Vụ này, dự kiến tôi thu được 20 tấn chuối. Vườn chuối của tôi đang chín rộ từng ngày, giống chuối này khi già thì chín rất nhanh nên nếu không thu hoạch kịp chỉ còn cách đổ bỏ. Trồng 1 hécta chuối, gia đình tôi đầu tư cả trăm triệu đồng vào cây giống, phân bón, vật tư… nhưng giờ đành bỏ mặc chuối chín rụng vàng gốc. Xót lắm nhưng phải bỏ, vì có mướn công thu hoạch lại lỗ thêm tiền công”.

Trong khi đó, báo Đất Việt kể về chuyện ở Miền Tây: “Dân bỏ lúa trồng sen: Bài học ốc bươu vàng lặp lại”...

Đó là nhận định của GS.TS Võ Tòng Xuân khi phóng viên báo Đất Việt hỏi:

“Vừa qua, tại xã Tân Hội Trung, huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp xảy ra hiện tượng dân chặt lúa cho một công ty TNHH Sen Hoàng Giang (của Trung Quốc) thuê đất trồng sen, dù chỉ còn 20 ngày nữa là thu hoạch. Chỉ sau 7 tháng đã nhận hậu quả xuất hiện sinh vật lạ là tôm hùm đỏ phá hoại các vùng ruộng xung quanh mà chưa diệt trừ triệt để được. Ông nhìn nhận ra sao về sự việc trên?”

Bản tin ghi lời GS.TS Võ Tòng Xuân:

“Tôm hùm đỏ bản thân chúng ta chưa có các nghiên cứu kỹ về loại sinh vật này, nhưng loài tôm này có thân có màu đỏ sẫm, tốc độ tăng trưởng nhanh, cứ hơn 50g trong khoảng 3 - 5 tháng.

Nhìn bề ngoài trông rất dữ tợn với hai cái càng to như càng cua. Loại tôm này dùng càng để đào hang đẻ trứng, trú đông, tranh giành thức ăn và đấu tranh sinh tồn, thậm chí phá vỡ hệ thống đê điều.

Với vòng đời ngắn, sinh sản nhanh lại có thể di chuyển trên cạn nên khả năng tôm hùm đỏ phát triển tràn lan khi thoát ra ngoài môi trường là rất lớn. Ngoài bản tính hung hăng và ăn tạp, tôm hùm đỏ còn có khả năng thích nghi tốt với môi trường nên sẽ là mối đe doạ đối với các loại tôm đang thả nuôi ở Việt Nam.

Và khi tôm hùm đỏ phát tán có thể mang các mầm dịch bệnh liên quan đến tôm, vì thế chúng là loài sinh vật ngoại lai nằm trong danh sách cấm nhập khẩu của Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT).

Hẳn là chúng ta còn nhớ bài học đau đớn về dịch ốc bươu vàng, ban đầu cũng do người Đài Loan họ đem sang vào trong vùng Rạch Giá (Kiên Giang) nói với Chi cục thủy sản trong đó, nói đây là giống tốt, cứ nuôi rồi họ thu mua hết cung cấp cho nhà hàng, khách sạn Đài Loan. Sau đó, Chi cục thủy sản mới lén cho nuôi từ đó xuất hiện dịch ốc bươu vàng ra cả nước, để lại hậu quả vô cùng to lớn cho cây lúa Việt...”

Cuộc chiến từ Phương Bắc đôi với VN hẳn sẽ kéo dài ngàn năm...

Ý kiến bạn đọc
11/02/201723:38:29
Khách
chính quyền đã khuyến cáo,nhưng dân vẫn trồng chuối,vậy là tham hây ngu ?.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Cuộc chiến thương mại vẫn xảy ra chung quanh hàng Việt Nam xuất cảng…Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp ghi nhận: Sau khi áp thuế chống trợ cấp 12% với ống thép không gỉ từ Việt Nam, Ấn Độ lại tiếp tục điều tra chống trợ cấp đối với ván sợi bằng gỗ.
Trộm kỹ thuật của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh quốc, Pháp quốc… Lấn chiếm Biển Đông của VN, Philippines… Bây giờ TQ cũng chôm cả văn hóa VN, nói rằng áo dài VN là truyền thống thời trang Trung Hoa…
Xây cầu, rủ nhau xây cầu… Nhà nước xây không nổi, cạn tiền, nên vay tiền quốc tế để xây cầu…
Thiếu thịt heo, đặc biệt là dịp Tết sắp tới… Báo Vietnam Finance ghi nhận: Từ đây đến Tết, mỗi tháng sẽ thiếu khoảng 70.000 tấn thịt heo.
Vậy là huề… Trận bóng đá mọi người hồi hộp chờ, vậy là huề. Bản in TTXVN kể: Tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan đã cầm hòa nhau 0 - 0 ở lượt trận thứ 5 bảng G vòng loại World Cup 2022 diễn ra trên sân Mỹ Đình tối 19/11.
Nhức nhối vẫn là chuyện mua hàng ngoại về rồi dán thương hiệu hàng Việt… Infonet ghi lời một quan chức về tình hình “Nhập hàng nước ngoài về cắt mác dán nhãn Made in VN: Chúng ta đang tự giết chúng ta!”
Có nên hợp pháp hóa mại dâm để câu du khách? Các quan chức Hà Nội đã “bức xúc” nêu câu hỏi như thế.
Tình hình ung thư của dân mình có những con số đáng ngại: 70% biết có bệnh ung thư khi đã vào giai đoạn cuối… nghĩa là tới lúc khó chữa trị.
Bán nước với giá cắt cổ, hay giá rẻ mạt? Đó là chuyện Hà Nội mua “hớ” có phải không? Báo Tiền Phong kể chuyện nước sông Đuống bán giá khủng: Hà Nội 'hớ' khi chọn nhà đầu tư?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.