Hôm nay,  

Kinh Tế Thị Trường

30/12/201600:00:00(Xem: 3182)
Việt Nam đang xin quốc tế công nhận là đang có nền kinh tế thị trường... quốc tế chưa chịu. Tại sao? Tại vì còn thờ ông Hồ?

Trung Quốc cũng đang bực bội, vì TQ cũng chưa được quốc tế công nhận là kinh tế thị trường... Đàn anh Phương Bắc chưa được, sao Việt Nam dễ dàng được?

Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn hôm 12/12/2016 kể chuyện “WTO: Trung Quốc chưa được công nhận là nền kinh tế thị trường...”

Bản tin này viết:

“Ngày 11-12 đánh dấu đúng 15 năm Trung Quốc được kết nạp vào Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Đây cũng là thời gian Trung Quốc liên tục vận động để được công nhận quy chế "kinh tế thị trường" - chìa khóa mở rộng cánh cổng cho hàng xuất khẩu Trung Quốc.

Nhưng theo Epochtimes, các thành viên WTO - trong đó có Liên minh châu Âu (EU), Mỹ và Nhật Bản - vẫn chưa thừa nhận Trung Quốc có nền kinh tế thị trường. Một khi có được quy chế kinh tế thị trường, Trung Quốc sẽ khó bị xác định bán phá giá hàng hóa.

Chuyên gia người Mỹ về vấn đề Trung Quốc, ông Gordon Chang, cho biết theo sự hiểu biết chung, sau 15 năm gia nhập WTO, Trung Quốc sẽ được tự động cấp quy chế kinh tế thị trường. Tuy nhiên, các nước đối tác của Trung Quốc lại giải thích quy định này theo cách khác nhau.

Tuần trước, Nhật Bản cho biết sẽ không trao quy chế kinh tế thị trường cho Trung Quốc. Tháng trước, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Penny Pritzker nói vẫn còn quá sớm để trao quy chế kinh tế thị trường cho Trung Quốc. Trong khi đó, EU thiết kế quy tắc “quốc gia trung lập”, cho phép EU sử dụng giá của nước thứ 3 để xác định Trung Quốc có bán phá giá hay không...”(ngưng trích)

Vậy thì, Việt Nam có kinh tế th5i trường chưa?

Bản tin Thiên Nhiên/Một Thế Giới ghi nhận lời ông Vũ Quang Các, Vụ trưởng Vụ Quản lý quy hoạch (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), thú nhận rằng Việt Nam “lập quy hoạch ngành thép là không hợp với kinh tế thị trường...”

Ông cho rằng kinh tế thị trường do nhiều thành phần kinh tế thực hiện nên Nhà nước không thể định ra ông này phải làm việc này, ông kia làm việc kia. Việc đầu tư vào lĩnh vực này hay lĩnh vực khác là do các nhà đầu tư...

Thò tay vào kinh tế thô bạo, nhưng vẫn muốn được xem là quy chế kinh tế thị trường. Bổ nhiệm cán bộ nắm quyền các đại công ty và khi cán bộ đục khóet no nê xong, là trốn sang Châu Âu, sang Mỹ...

Bởi vậy, kinh tế VN liên tuc5 thua lỗ, vì các đaạ công ty là nơi để đục khoét...


Báo Đất Việt kể chuyện rằng những doanh nghiệp nhà nước thường khá bị động, kém nhạy bén đối với cơ chế thị trường nên càng mở rộng dự án càng thua lỗ.

Bởi vậy mới có nghịch lý 7 dự án thua lỗ ngàn tỷ trực thuộc Bộ Công Thương...

Như khi mở rộng là thua lỗ liền, khi chưa mở rộng là có lời... tại sao vậy? Dễ hiểu: cán bộ gộc vào ghế điều hành, là thua lỗ liền.

Báo Đất Việt kể:

“Trong số đó có dự án mở rộng Nhà máy đạm Hà Bắc vốn 10.100 tỷ. Đây là dự án được khởi công năm 2011, vận hành năm 2015.

Đáng chú ý, trong 13 năm từ 2002-2014 đạm Hà Bắc liên tục có lãi, tích góp được hơn 4.000 tỷ đồng, nộp ngân sách Bắc Giang giai đoạn này cũng lên tới hơn 1.800 tỷ.

Tuy nhiên từ khi dự án mở rộng Nhà máy đạm Hà Bắc chính thức đi vào vận hành, tình trạng thua lỗ đã kéo dài.

Trao đổi với Đất Việt về vấn đề này, PGS.TS Lê Cao Đoàn, Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng đây là một nghịch lý cần phải được làm rõ và công khai trước dư luận xã hội.

Theo PGS.TS Đoàn, phân bón hiện nay đang là lĩnh vực hết sức nóng đối với nền sản xuất nông nghiệp của Việt Nam. Quy mô sản xuất được mở rộng nên hu cầu của người dân ngày càng tăng cao. Vì vậy lẽ ra, nhà máy đạm Hà Bắc phải rất thuận lợi khi tiến hành đầu tư công nghệ từ châu Âu, mở rộng công suất lên tới 500.000 tấn urê.”

Tuyệt vời là báo VnExpress hôm 29/12/2016 kể chuyện ông Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển.

Ông nói rằng “30 năm Đổi mới là một kỳ tích”... là để nói lên một sự thật: không đổi móới là chết, cứ mãi nghe lời Mác Lê Hồ là chết...

Ông Hiển nói qua câu vấn đáp với VnExpress:

“- Năm 2016 khép lại cũng là thời điểm Việt Nam đánh dấu 3 thập kỷ đổi mới. Nhìn lại những thành quả đạt được, ông có suy nghĩ gì?

- Công cuộc Đổi mới chính thức bắt đầu Đại hội Đảng VI diễn ra năm 1986, khi đất nước trong bối cảnh cực kỳ khó khăn. Thực tế khi ấy thế nào thì nhiều ý kiến, bài viết đã phản ánh. Tôi nhớ lúc đó Nhà nước chỉ cho doanh nghiệp làm gì, làm bao nhiêu sản phẩm, “tự cung, tự cấp”, không có sự giao lưu hàng hoá giữa các địa phương; mọi nhu yếu phẩm chỉ được phân phát theo quy định. Thế nên mới có chuyện lẩy Kiều: “bắt phong trần phải phong trần, cho may ô mới được phần may ô”...”

Bởi vậy, không có Miền Nam, không có Sài Gòn... Hà Nội hẳn sẽ còn ngang hàng với Bắc Triều Tiên...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.