Hôm nay,  

Kẹt Xe Khắp Ngã Đường

25/12/201600:00:00(Xem: 4124)
Không nhúc nhích gì được nữa... Nhìn đâu cũng thấy xe, như dường không cách nào chạy xe nổi. Vậy mà cũng cố chạy, nhích lên từng chút. Đó là toàn cảnh giao thông ở các thành phố hiện nay.

Do vậy, câu hỏi là, nên làm cách nào để đỡ kẹt xe?

Bản tin VOH/Tuổi Trẻ có nói về một đề xuất: Ôtô vào trung tâm TP.SG phải đóng phí?

Bản tin nói, dự kiến mức thu phí ôtô sẽ từ 40.000-60.000 đồng/lượt xe tùy theo loại ôtô, xe tải, xe chở khách nhỏ hoặc lớn. Không thu phí đối với xe buýt và xe công vụ.

Sở Giao thông vận tải TP.SG đã họp với Công ty cổ phần công nghệ Tiên Phong, TP.SG - đơn vị đề xuất lập dự án thu phí ôtô vào trung tâm TP - để khởi động dự án này. Đây là một trong số các giải pháp cấp bách trong năm 2017 nhằm kéo giảm tình trạng ùn tắc giao thông.

Bản tin nói, dự án này được thực hiện theo chỉ đạo của UBND TP từ hơn bốn năm trước, tháng 3-2012. Tuy nhiên, do dự án được lập cách đây đã lâu nên lần này Sở Giao thông vận tải đề nghị Công ty Tiên Phong bổ sung để hoàn chỉnh dự án mới.

Theo đó, sẽ xem xét vành đai thu phí, công nghệ thu phí, mức thu phí giờ cao điểm, giờ thấp điểm, tổng mức đầu tư dự án và phương án hoàn vốn.

Trong khi đó, bản tin Zing/Pháp Luật TP ghi nhận tình hình: Sài Gòn sắp hết đường cho xe nhúc nhích.

Dù có hàng loạt cây cầu, tuyến đường mới được đưa vào khai thác nhưng không bắt kịp với tỷ lệ tăng của ôtô, xe máy khiến tình trạng kẹt xe ở TP.SG ngày càng nghiêm trọng. Tình hình là: Dân thì đông, xe thì nhiều, còn đường thì ít...

Bản tin ghi lời Ông Ngô Hải Đường, Trưởng phòng Quản lý khai thác hạ tầng giao thông đường bộ, Sở GTVT, cho biết tính cả các đường nội bộ ở các dự án, khu dân cư, tổng diện tích mặt đường của toàn TP.SG hiện nay khoảng 37,7 triệu m2. Diện tích vỉa hè thì khoảng 15,5 triệu m2.

Bản tin ghi lời ông Đường:

“Năm 2012 chúng tôi từng tính toán, nếu tổng các loại xe máy, ôtô khi ấy của TP.SG (gần 5.987.000 chiếc) đem ra xếp ở vỉa hè, lòng đường thì chỉ xếp được 76% lượng xe.”

Nghĩa là, xe ngập diện tích.

Ông Ngô Hải Đường cho biết thêm để đảm bảo cho ôtô con lưu thông với tốc độ 30 km/h thì cần diện tích đường là 45 m2/chiếc. Như vậy, tổng diện tích cần lên đến 108 triệu m2, gấp hơn 2,8 lần tổng diện tích lòng đường hiện có của TP.SG.

Ông Đường nhận xét:

“Nếu đem tất cả các xe ra xếp thì cũng không đủ đất, nói gì đến chạy. Tất nhiên, sẽ chẳng có chuyện tất cả các loại xe đạp, xe máy, ôtô, xe buýt cùng lúc tràn xuống đường nhưng số liệu trên cho thấy quỹ đất dành cho giao thông quá thấp.

Trong những năm qua, dù có hàng loạt cây cầu, tuyến đường mới đưa vào khai thác nhưng so với tỉ lệ tăng của ôtô, xe máy thì vẫn không bắt kịp. Đây là một trong các nguyên nhân khiến tình trạng kẹt xe trên địa bàn ngày càng nghiêm trọng.”

Không chỉ Sài Gòn... cả Đà Nẵng, Hà Nội cũng đều kẹt xe.

Bản tin VnExpress tuần trước kể rằng tình trạng kẹt xe đã xảy ra lâu nay tại nhiều tuyến đường trung tâm thành phố Đà Nẵng trong giờ cao điểm.

Các nguyên nhân dẫn đến kẹt xe ở Đà Nẵng được chỉ ra là: Dân số tăng; nhiều tòa nhà cao tầng, công sở ở khu vực trung tâm; nhiều đèn đỏ do nhiều đoạn giao cắt; quá ít chỗ đậu đỗ ôtô...

Bản tin VnMedia/Zing kể chuyện Hà Nội: Tuyến buýt nhanh chưa chạy... đường Hà Nội đã kẹt cứng.

Bản tin kể rằng vào sáng 15/12, tuyến xe buýt nhanh BRT thay đổi kế hoạch, không chạy thử nghiệm nhưng trục đường Láng Hạ - Lê Văn Lương - Tố Hữu (Hà Nội) vẫn bị ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm.

Đường Lê Văn Lương (quận Thanh Xuân) lúc 7h30 sáng 15/12. Toàn bộ trục đường có tuyến buýt nhanh vừa xây dựng Láng Hạ - Lê Văn Lương - Tố Hữu tắc nghẽn giao thông trong giờ cao điểm buổi sáng. Đây cũng là một trong những tuyến đường thường xuyên bị ùn tắc mỗi khi Hà Nội có mưa. Số lượng xế hộp cũng xuất hiện dày đặc hơn ngày thường. Các phương tiện đều phải di chuyển chậm, nhích từng chút một.

Kẹt xe là điệp khúc... muôn năm. Hình như không có giải pháp... trừ phi chúng ta thăng thiên, hay độn thổ.

Thăng thiên, hẳn là có tuyến xe lửa trên cao?

Độn thổ, hẳn là cần tuyến xe lửa ngầm dưới đất?

Đằng nào cũng khó.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong một đất nước mà trẻ em lúc nào cũng có thể bị xâm hại là điều bất hạnh nhất của một dân tộc bởi vì khi trở thành là nạn nhân của bạo hành thì những trẻ em này khi lớn lên sẽ có nguy cơ là người xâm hại kẻ khác, như lời báo động trong bản tin của Báo Kinh Tế Đô Thị nói rằng có tới 5,000 trẻ em bị xâm hại tại VN.
Ở đời có nhiều người thật đau khổ khiến ai nấy cũng không thể cầm lòng như trường hợp đám tang của một cô giáo bị tai nạn xe mà chồng thì chết, con thì nhỏ dại và nhà thì nghèo đến nỗi không thể mua quan tài để chôn
Chuyện tình nam nữ là điều bình thường không có gì đáng nói, nhưng nếu có quan hệ tình dục với người vị thành niên mà nhất là với một ông thầy giáo thì là chuyện không thể chấp nhận được, như bản tin của báo Một Thế Giới cho biết hôm Thứ Tư như sau.
Học hành là chuyện lớn của đời người mà bất cứ bậc làm cha mẹ nào cũng muốn con cái mình thành đạt, nhưng đôi khi cha mẹ cũng phải chấp nhận một hiện thực về trình độ học vấn của con để giúp chúng đi lên vững vàng.
Lễ trao giải túc cầu quốc tế AFF Awards Night 2019 sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 8 tháng 11 năm nay
Bình thường có thể ai cũng hiểu sinh lão bệnh tử là điều không thể tránh, nhưng khi nó đến bất ngờ thì ai cũng sợ, giống như trường hợp 2 người tại Hà Nội đã chết do “vi khuẩn lạ” làm viêm cơ tim khiến cho nhiều người dân lo lắng.
Đó là chặng đường ai cũng thấy rõ: ô nhiễm không khí, ô nhiễm thực phẩm, ô nhiễm nước uống sẽ dẫn tới nhiều bệnh ngặt ngèo, trong đó có ung thư…
Hạng mấy về môi trường kinh doanh? Việt Nam không vào nổi top-50, nghĩa là nhóm 50 quốc gia có môi trường kinh doanh tốt nhất.
Cây chết, cây chết giữa công viên Sài Gòn…
Nhìn đâu cũng thấy ung thư… đó là tình hình cả nước VN.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.