Hôm nay,  

Tưởng Nhớ Việt Dzũng

20/12/201600:00:00(Xem: 3555)
Vậy mà đã ba năm. Tính tới ngày ca nhạc sĩ Việt Dzũng ra đi. Ngày 20 tháng 12 năm 2013, chàng nhạc sĩ với dòng nhạc thiết tha của người tỵ nạn đã ra đi.

Việt Dzũng (1958-2013) là một điển hình tiếng nói của những người không sống nổi nơi quê nhà áp bức... Anh may mắn thoát ra haỉ ngoại được, và rồi tiếng nhạc của anh trở thành khát vọng tự do cho người dân trong và ngoaì nước.

Anh tên thật là Gioankim Nguyễn Ngọc Hùng Dũng, sinh ngày 8 tháng 9 năm 1958 tại Sài Gòn. Cha là Nguyễn Ngọc Bảy, người Nghệ An, cựu dân biểu Hạ nghị viện thời Đệ nhị Cộng hòa Việt Nam, thiếu tá, y sĩ trưởng Bộ tổng tham mưu và Sư đoàn 5 Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Mẹ là cựu giáo viên Trường Nữ Trung học Gia Long. Lúc nhỏ, anh từng học tại Trường Trung học Lasan Taberd.

Theo Tự điển Bách khoa Mở, trong giai đoạn từ 1971 cho đến trước sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, anh tham dự nhiều đại hội nhạc trẻ bên cạnh Trường Kỳ, Tùng Giang, Nam Lộc,... Năm 1975, vượt biên tỵ nạn sang đến Singapore, sau đó là đến trại tỵ nạn Subic ở Philippin rồi sau sang Hoa Kỳ định cư, đến năm 1976 gia đình mới sang cùng đoàn tụ.Ngay những năm đầu tiên tại Mỹ anh đã sáng tác và thắng giải Iowa Grand Ole Opry. Năm 1985 ông cho ra băng nhạc tiếng Anh Children of the Ocean hợp tác với một số nhạc sĩ Mỹ.

Đối với tân nhạc Việt Nam ở hải ngoại, NH đã sáng tác một số bài được cộng đồng người Việt tại hải ngoại biết đến như "Một chút quà cho quê hương", "Lời kinh đêm", "Tình ca cho Nguyễn Thị Sài Gòn". Album Một bông hồng cho người ngã ngựa. aNH hợp tác với ca nhạc sĩ Nguyệt Ánh, Nguyễn Hữu Nghĩa một thời gian, đi lưu diễn nhiều nơi ở Mỹ, Úc, Nhật Bản, Âu châu, mở đường cho Phong trào Hưng ca ở hải ngoại. Do hoạt động tích cực trong phong trào chống Cộng, Việt Dzũng và Nguyệt Ánh bị nhà cầm quyền Việt Nam tuyên án tử hình khiếm diện. Việt Dzũng với bài "Một chút quà cho quê hương" cùng với Nam Lộc (tác giả bài "Sài Gòn vĩnh biệt") được nêu danh là một trong những tên tuổi chính của dòng nhạc Việt Nam hải ngoại.

Ngoài những sáng tác có nội dung nỗi niềm ly hương và chống Cộng, anh còn có những tác phẩm tình ca vui trẻ như "Tình như cây cà rem", "Có những cuộc tình không là trăm năm" hay uẩn ức như "Bên đời hiu quạnh". Tổng cộng anh đã viết hơn 450 bài, một số ra mắt trong hai tập nhạc Kinh Tỵ nạn và Lưu vong khúc. Năm 1990 anh lập hãng ra băng và đĩa nhạc mang tên Trung tâm Việt Productions.

Ngoài hoạt động âm nhạc, Việt Dzũng còn có chân trong văn học, chủ bút nguyệt san Nhân chứng ở California. Sau chuyển sang đóng góp cho đài phát thanh Little Saigon Radio bắt đầu từ năm 1993 làm phóng viên và xướng ngôn viên cho đài phát thanh tiếng Việt toàn phần đầu tiên ở miền nam California. Đến năm 1997 thì anh lập đài phát thanh riêng là Radio Bolsa.

Việt Dzũng đột ngột qua đời tại Bệnh viện khu vực Fountain Valley ở thành phố Fountain Valley, quận Cam, tiểu bang California, Hoa Kỳ do căn bệnh tim hồi 10h35' sáng, ngày 20 tháng 12 năm 2013, hưởng dương 55 tuổi.

Để vinh danh những đóng góp của nghệ sĩ Việt Dzũng, nghị sĩ thượng viện tiểu bang California Lou Correa đã vận động cho thông qua nghị quyết đặt tên một khúc đại lộ Beach (Beach Boulevard) gần góc đường Talbert là "Việt Dzũng Human Rights Memorial Highway" (Xa lộ Nhân quyền Việt Dzũng) khánh thành ngày 15 Tháng 8, 2014 thuộc khu vực Little Saigon.

Nhà báo Ngọc Hoài Phương trong bài “Nén Tâm Nhang Cho Việt Dzũng” ghi nhận về tài năng làm báo của anh:

“Trong vai trò của một thư ký tòa soạn [Hồn Việt], Việt Dzũng hầu như bao dàn về bài vở và layout. Tôi còn nhớ rất rõ, hồi đó tòa soạn Hồn Việt nằm trên đường Brookhurst cùng chung với hai tờ báo khác là tuần báo Diễm của chị Trần Thị Diễm Phúc và tuần báo Diễn Đàn Chủ Nhật của các ông Đinh Lưu Nhã và Vũ Quang Ninh. Cả ba tờ báo đều do Việt Dzũng chăm sóc cả về đánh máy bài vở, layout...

...Cùng một lúc, Việt Dzũng có thể làm hai ba việc, vừa đánh máy, vừa giao tiếp bằng điện thoại, mắt vẫn không rời màn hình, dịch tin một cách thoải mái, tường thuật cho đài y như có mặt ngay tại hiện trường.

Khả năng sáng tác âm nhạc của Việt Dzũng gần như bẩm sinh. Chỉ cần có cảm xúc thoáng qua, Việt Dzũng cầm đàn guitar lên, dạo một vài giai điệu, là có thể khởi lên ý nhạc, và, chừng vài ba mươi phút, đã hoàn tất một bản nhạc.

Do đam mê công việc, Việt Dzũng không kể giờ giấc, quên cả chuyện ăn uống. Có những lần bất ngờ, Việt Dzũng gọi phone cho tôi: “Anh đang ở đâu đó? Làm ơn mua cho em khúc bánh mì. Từ sáng tới giờ, em chỉ có cà phê thuốc lá. Đói quá!”...”(ngưng trích)

Nhạc sĩ Trần Chí Phúc trong bài “Giã Biệt Việt Dzũng: Một Chút Quà Cho Quê Hương” đăng ngày 1/12/2013 trên Việt Báo, ghi nhận:

“...Thập niên 80 và 90, báo giấy hưng thịnh trong sinh hoạt cộng đồng và tôi đã thấy các ngón tay Việt Dzũng nhanh nhẹn trên bàn phím computer để đánh máy chữ Việt Nam, anh đánh rất nhanh, tôi chưa thấy ai gõ chữ mau như vậy, vừa nói chuyện vừa làm việc. Anh bảo là làm chủ bút và cung cấp bài vở đánh máy cho nhiều tờ báo tại quận Cam. Sau này báo giấy sa sút thì Việt Dzũng vẫn là người chọn lọc, sắp xếp tin tức cho đài Bolsa và đài truyền hình SBTN...

...Trung tâm Asia năm nay vừa thực hiện chủ đề nhạc của Việt Dzũng, coi như là món quà nghệ thuật cho khán giả và đặc biệt dành cho tác giả. Nhân dịp này tôi muốn viết một bài về cuộc đời văn nghệ của anh, mặc dù quen biết nhau đã nhiều năm. Tôi hỏi là Việt Dzũng còn ước mơ điều gì chưa đạt thì anh bảo là muốn làm nhạc phim...

...Việt Dzũng đã đạt tới đỉnh cao của cuộc sống, anh để lại một khuôn mẫu tuyệt vời về sự phấn đấu vượt qua nghịch cảnh và anh đã thành công.”(ngưng trích)

R.I.P. anh Việt Dzũng.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nỗi lo thiếu thủy sản… Báo Tiền Phong kể: Các nhà máy chế biến thủy sản thiếu nguyên liệu trầm trọng…
Nước nghèo, dân số tương đối, nhưng rác nhựa lên hàng dư thừa… Đó là chuyện VN.
Cán bộ tưng bừng bia rượu trong giờ làm việc là thường… Bây giờ sẽ bị cấm.
Thủ đô vẫn luôn luôn không giống ai: Hà Nội không thoát nổi ô nhiễm….
“Giang hồ hiểm ác!” là châm ngôn thường được nhắc tới trong các truyện kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung. Thực tế giang hồ trong tiểu thuyết và giang hồ ở ngoài đời có lẽ chẳng khác nhau bao nhiêu, như chuyện các tay giang hồ đâm chém nhau tại Sài Gòn, Bình Dương trong mấy ngày qua mà báo mạng VNExpress cho biết dưới đây.
So với mức lương của người dân VN hiện nay thì 1.2 triệu đôla một năm trả cho huấn luyện viên đội tuyển quốc gia VN gốc Nam Hàn Park Hang Seo là rất cao dù so với nhiều nước trên thế giới thì không có gì là cao, nhưng điều lạ là tin này trong nước chưa biết thì Thái Lan, Nam Hàn đã biết
Tại sao phải đợi đến 3 tiếng đồng hồ và phải có thỏa thuận bằng giấy tờ chứ không được nói miệng thì các cơ quan truyền thông mạng mới được đăng lại tin của báo giấy?
Hàng ngàn người dân cư ngụ tại một chung cư tại tỉnh Nghê An đã phải di tản vì chung cư bốc cháy dữ dội, theo bản tin của báo Người Đưa Tin cho biết hôm 6 tháng 11.
Đồng Bằng Sông Cửu Long đang quên đi chuyện nước mặn dâng cao mà tập trung vào cuộc vui lễ hội Ook Om Bok mà trong đó thi đua ghe ngo là hào hứng nhất
Cái gì lâu đời thuộc về văn hóa dù là văn hóa vật thể cũng đều quý hiếm như cây thị 900 tuổi tại Chùa Đồng Phúc thuộc tỉnh Quảng Ninh tại miền Bắc Việt Nam được liệt vào si sản văn hóa của Việt Nam
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.