Hôm nay,  

Câu Chuyện Bổ Nhiệm

10/12/201600:00:00(Xem: 3592)
Thường khi, thân thế là điều cầu thiết, để cơ cấu một viên chức vào một chức lớn hơn, một chức quan trọng hơn, và trên nguyên tắc là trông có vẻ bất thường nhưng thực ra là rất thường.

Nhìn đâu cũng có thể thấy như thế. Hãy xem, ông Nguyễn Xuân Phúc đánh vần chữ c, chữ l, chữ m, chữ v... còn trật, thế mà được sắp xếp để lên làm Thủ Tướng thiên đường xã hõi chủ nghĩa Việt Nam. Nếu bạn còn ngờ vực về khả năng học vấn, còn nghi ngờ văn bằng “gọi là Tiến sĩ” của ông Thủ tướng Phúc, hãy nhớ chuyện ông đọc chữ “made in Vietnam” là “ma dê in Việt Nam”... Đọc như thế, chẳng có Tây hay Ta nào hiểu.

Cho nên, truyền thóng vẫn thắc mắc khi có chuyện bổ nhiệm hay sắp bổ nhiệm: “Đồng chí ấy là con đồng chí nào thế?”

Đó là các trường hợp bổ nhiệm: Không thi tuyển (nhất trên đời nhé, thi lại mất công gửi cho ban giám khảo), bổ nhiệm khi đang du học (khỏi phải trình diện quan chức nào nhé, hệt như trên trời rơi xuống), được chức Phó Vụ Trưởng mà Vụ Trưởng cũng không biết (tuyệt vời)...

Báo Tuổi Trẻ mới đây kể chuyện ông “Phó vụ trưởng 32 ngày: Một vụ bổ nhiệm kỳ lạ”...

Chuyện là, một phó vụ trưởng Vụ kinh tế thuộc Ban chỉ đạo Tây Nam bộ được cho là thăng tiến nhanh và... lạ. Đó là ông Vũ Minh Hoàng, quê ở Bắc Ninh.

Khi được bổ nhiệm phó vụ trưởng Vụ kinh tế, ông Hoàng mới 26 tuổi và hiện đang du học ở nước ngoài.

Càng lạ hơn khi ông Hoàng được tuyển dụng, bổ nhiệm phó vụ trưởng làm việc tại Ban chỉ đạo Tây Nam bộ nhưng không... hưởng lương. Và vụ trưởng cũng không biết.

Bản tin này kể rằng, theo tài liệu phóng viên Tuổi Trẻ có được, ngày 20-5-2014, ông Nguyễn Phong Quang, phó trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo Tây Nam bộ, ký văn bản gửi Ban Tổ chức trung ương “về việc đề nghị thống nhất xét tuyển không qua thi tuyển đối với công chức”.

Công văn nêu: “Hiện nay Ban chỉ đạo Tây Nam bộ có 63/65 biên chế được giao (còn 2 biên chế). Căn cứ nhu cầu công tác của cơ quan thường trực Ban chỉ đạo Tây Nam bộ và năng lực, trình độ xét tuyển công chức, Ban chỉ đạo Tây Nam bộ đề nghị Ban Tổ chức trung ương có ý kiến thống nhất tiếp nhận không qua thi tuyển đối với ông Vũ Minh Hoàng (sinh ngày 22-8-1990 tại tỉnh Bắc Ninh)... để nghiên cứu, tham mưu, đề xuất lãnh đạo ban trong lĩnh vực đối ngoại”.


Theo hồ sơ, ông Vũ Minh Hoàng đã có bằng thạc sĩ tại ĐH Kent (Bỉ) và ĐH Thanh Hoa (Trung Quốc).

Có cách nào kiểm chứng văn bằng thực hay giả không? Vì học ở Bỉ, là giỏi tiếng Pháp, học ở Trung Quốc là giỏi tiếng Tàu... Khó có ai tân cổ giao duyên như thế. Thế rồi lại đi du học (hay đi du lịch?) tự túc ở Tokyo, tức là phải giỏi tiếng Nhật Bản.

Báo Tuổi Trẻ viết:

“...ngày 1-8-2014 ông Hoàng được tuyển dụng không qua thi tuyển và cũng không qua hội đồng xét tuyển, sát hạch theo quy định.

Và chỉ một năm rưỡi sau, ngày 15-1-2016 ông Nguyễn Quốc Việt, phó trưởng Ban chỉ đạo Tây Nam bộ, đã ký quyết định bổ nhiệm ông Hoàng giữ chức phó vụ trưởng Vụ kinh tế.

Điều lạ là thường trực Ban chỉ đạo Tây Nam bộ ngay sau đó lại chấp thuận cho ông Hoàng đi làm nghiên cứu sinh tiến sĩ tại ĐH Tokyo (Nhật Bản) theo diện tự túc từ ngày 1-10-2014 đến 30-9-2017, không hưởng lương tại Ban chỉ đạo Tây Nam bộ.

Như vậy, ông Hoàng đi học từ ngày 1-10-2014 cho đến cuối tháng 9-2017, trong khi ông được bổ nhiệm phó vụ trưởng ngày 15-1-2016, tức là ông được bổ nhiệm khi không công tác thực tế tại cơ quan này và ông Hoàng cũng chỉ được bố trí ngạch, bậc lương, phụ cấp trên... giấy tờ chứ chưa được ban này trả lương theo quy định.

Điều lạ lùng hơn, chỉ sau 32 ngày được bổ nhiệm phó vụ trưởng, ông Hoàng được lãnh đạo Ban chỉ đạo Tây Nam bộ đồng ý cho chuyển công tác “về UBND TP Cần Thơ” theo quyết định số 02-QĐ/BCĐTNB ngày 17-2-2016 do ông Nguyễn Quốc Việt ký. Cùng ngày này lại có công văn số 517/UBND-NCPC của chủ tịch UBND TP Cần Thơ “xin” cán bộ này....”(ngưng trích)

Chuyện dài, nhưng đại khái là thế.

Trong phần bình luận của độc giả cuối bài, có vài ý, dẫn ra như sau:

-- Sinh viên đại học tốt nghiệp ra trường tất tả chạy việc mong có chén cơm qua ngày mà không phải ai cũng được. Ông "Hoàng" này quả là cao số.

-- "Xét tuyển không qua thi tuyển" đọc đoạn đó là hiểu bản chất rồi.

-- Thạc sỹ kinh tế ngoài xã hội thiếu gì mà phải xin người mất phí kiểu này.

-- Thấy báo chí nói người này có bằng thạc sĩ xuất sắc ở nước ngoài và thông thạo 5 thứ tiếng nên mau thăng chức là phải!?

Quả là, thiên đường xã hội chủ nghĩa... nơi cũng có “hồng ân”... Mà đúng là hồng.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.