Hôm nay,  

Tiến Sĩ Quá Nhiều

14/11/201600:00:00(Xem: 4338)
Việt Nam có quá nhiều tiến sĩ... và rất nhiều tiến sĩ dỏm. Đó là lời than thở nghe được ở mọi nơi.

Theo thống kê của Bộ Khoa học - Công nghệ (KH-CN), cả nước có 24.300 tiến sĩ (TS) và 101.000 thạc sĩ. So với năm 1996 đội ngũ này tăng trung bình 11,6%/năm, trong đó TS tăng 7%/năm, thạc sĩ tăng 14%/năm.

Một thống kê từ năm 2014 trên báo VietnamNet ghi rằng theo số liệu thống kê mới nhất của Bộ GD-ĐT, tính đến năm 2013 có 633 tiến sĩ là giảng viên các trường cao đẳng, 8.519 tiến sĩ là giảng viên các trường đại học.

Trong khi đó, Việt Nam có khoảng 24.300 tiến sĩ. Vậy 15.000 tiến sĩ đang làm việc ở những đâu?

Bản tin VietnamNet nói:

“Nếu tính từ hàm Thứ trưởng trở lên, số người có trình độ tiến sĩ ở Việt Nam cao gấp 5 lần Nhật Bản. Đó là tiết lộ của TS Nguyễn Khắc Hùng, nguyên Chuyên viên Đối ngoại, Học viện Hành chính Quốc gia khi nói về sự kiện 8 chủ tịch Tỉnh bị Thủ tướng yêu cầu kiểm điểm do báo cáo sai thiệt hại do thiên tai năm 2012.”

Bản tin cũng ghi lời PGS-TS Phạm Bích San, Phó tổng thư ký Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), cho biết: “Số giáo sư, tiến sĩ chúng ta nhiều nhất Đông Nam Á nhưng không có trường ĐH Việt Nam nào được đứng trong bảng xếp hạng 500 trường ĐH hàng đầu thế giới".

Báo Dân Trí tuần này nêu câu hỏi: Chất lượng đào tạo tiến sĩ Việt Nam thấp: Nguyên nhân do đâu?

Bản tin nói rằng thực tế hiện nay, chất lượng luận án tiến sĩ ở các cơ sở đào tạo không đồng đều, "vàng thau lẫn lộn", nhiều luận án ít giá trị thực tế, không có tính khoa học, như một báo cáo tổng kết...nhưng nghiên cứu sinh vẫn được cấp bằng tiến sĩ ảnh hưởng tới chất lượng tiến sĩ Việt Nam hiện nay. Nguyên nhân do đâu?

Dân Trí ghi lời Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga cho biết, hiện nay, trong điều kiện cơ sở vật chất, đầu tư còn hạn chế, các cơ sở đào tạo đào tạo tiến sĩ đã cố gắng đào tạo tiến sĩ đây là điều đáng trân trọng. Tuy nhiên, đa số các cơ sở đào tạo chấp hành tốt quy chế, lấy chất lượng đào tạo làm đầu thì có nơi chạy theo số lượng, quản lý lỏng lẻo, dễ dãi trong thực hiện quy chế khiến chất lượng giảm, dư luận xã hội không đồng tình.


Nguyên nhân chính đầu tiên thuộc về người học. Động cơ và mục tiêu không phù hợp. Đầo tạo tiến sĩ là đào tạo nhà nghiên cứu, phát triển, sản sinh tri thức mới chứ không phải đào tạo kỹ năng để hành nghề. Khung trình độ quốc gia vừa được Thủ tướng ban hành nói rõ điều này.

Thứ 2 là người hướng dẫn. Hướng dẫn nghiền NCS, không có công trình khoa học, không có đề tài, hạn chế ngoại ngữ giao tiếp, hạn chế hợp tác quốc tế...

Thứ 3, là cơ sở đào tạo không chấp hành nghiêm quy chế đào tạo tiến sĩ, dễ dãi, du di, thành lập hội đồng bảo vệ thiếu khách quan.

Thứ 4, là các quy định hiện hành về mở ngành, quy trình đào tạo, quy định về kinh phí đào tạo... không còn phù hợp khiến cho cơ sở đào tạo không huy động được nguồn lực cho đào tạo tiến sĩ.

Báo Tuổi Trẻ nêu câu hỏi: 15 triệu đồng/năm sao có tiến sĩ giỏi?

Báo Tuổi Trẻ ghi lời GS.TSKH Nguyễn Đình Đức - trưởng ban đào tạo ĐHQG Hà Nội - cho biết tại ĐH này hiện quy định mức kinh phí 18 triệu đồng/năm với một nghiên cứu sinh, đây là mức đã nhỉnh hơn so với mức quy định chung của nhiều cơ sở đào tạo khác là 15 triệu đồng.

Phát biểu thẳng thắn tại tọa đàm, GS.TSKH Trần Văn Nhung - tổng thư ký Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước - cho rằng mức 18 triệu đồng vẫn quá rẻ, không nước nào có thể làm được với mức kinh phí này.

Và sẽ thật ảo tưởng nếu đòi hỏi việc đào tạo tiến sĩ ở VN bằng mức kinh phí này lại có thể cho sản phẩm ngang bằng các nước tiên tiến như Mỹ vốn có mức đầu tư lên đến hàng chục nghìn USD/nghiên cứu sinh/năm.

Theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga, kinh phí đào tạo trung bình dành cho một nghiên cứu sinh trên thế giới là 15.000 USD/năm, thậm chí có nước mức đầu tư này còn lên đến 50.000 - 60.000 USD/năm.

Thực ra, muốn văn bằng Tiến sĩ có thực chất, chỉ cần yêu cầu các Tiến sĩ phải có bài viết trên báo quốc tế, phải công bố luận án Tiếng Anh kèm bản dịch tiếng Việt trước khi trình lên trường và Bộ...

Yêu cầu công quyền khi tuyển dụng công chức là phải thi viết,. thi nói bằng cả tiếng Anh...

Bực cả mình khi thấy Tiến sĩ khắp nơi mà viết 1 câu tiếng Anh rất là dỏm.

Ý kiến bạn đọc
16/11/201619:22:43
Khách
Đầy tiến sĩ, đầy bằng đại học, học tất nhiên là tốn tiền !
Học xong rồi về rừng về ruộng treo bằng trên tường lấy oai !
Việc làm là cầy giống bố, nhặt trà giống mẹ, làm việc tráng bánh giống bà !
Vui đáo để ! Nếu không học là ngu ! Nên thà nghèo chứ không chịu ngu !
Đúng VN trọng sĩ !
Có điều ngày nay khác xưa. Ngày xưa đã có học, đã là bậc tiến sĩ cửa nhân, tú tài là làm việc có tiền theo đước đúng học vi, ngày nay khác !!! Không con cán con cuoc, con đảng thì là dân cầy hết 1 Tiến sĩ cầy thì cũng làg lẽ đương nhiên !
14/11/201615:31:54
Khách
Thực trạng đất nước thế kỷ 21:

20/4/2016- Phó giáo sư, tiến sĩ Phạm Quý Thọ – Học viện Chính sách và Phát triển : Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB), thu nhập bình quân đầu người năm 2014 của Việt Nam là 2.052 USD, trong khi khi Singapore là 56.287 USD, Malaysia là 10.830 USD, Thái Lan là 5.561 USD và Indonesia là 3.515 USD.

Như vậy, chỉ tiêu này của nước ta tụt hậu so với Hàn Quốc chừng 30 đến 35 năm, Malaysia khoảng 25 năm, Thái Lan chừng 20 năm, Indonesia và Philippines chừng từ 5 đến 7 năm. Đến năm 2038, Việt Nam mới có thể bắt kịp năng suất lao động của Philippines và đến năm 2069 mới có thể bắt kịp Thái Lan…
14/11/201615:28:54
Khách
BBC - June 13, 15 – Vũ Ngọc Hoàng, Ủy viên Trung ương đảng cộng sản Việt Nam, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương:
“Nước ta sau mấy chục năm công nghiệp hóa, đến nay năng suất lao động xã hội vẫn thấp (vào loại thấp nhất khu vực Đông Á), hiệu quả đầu tư kém, nợ nần nhiều mà chưa rõ trả bằng cách nào, khi mà hiệu quả đầu tư (sử dụng nguồn vay ấy) còn kém; thu nhập thấp, sản phẩm công nghiệp xuất khẩu hầu như không có, các chương trình nội địa hóa không thành công, chủ yếu là làm thuê và cho thuê mặt bằng, nền kinh tế Việt Nam đang rơi vào “bẫy thu nhập trung bình thấp”. Nhìn lại nguyên nhân các nước bị “bẫy thu nhập trung bình” và nhìn lại tình hình nền kinh tế của ta thì thật đáng lo ngại.”
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.