Hôm nay,  

Thảm Họa Môi Trường

11/11/201600:00:00(Xem: 2553)
Trong khi cả nước đang gặp thảm họa môi trường, cán bộ địa phương vẫn có cách sử dụng bàn tay sắt để siết cho ra tiền. Và ở cấp quốc gia, sự lơ là đã tới mức đáng sợ.

Báo Lao Động trong bài báo ngày 11/10/2016 đã kể chuyện “Lạm thu tại một trường vùng bị ảnh hưởng bởi cá chết ở miền Trung: 16 khoản thu và 2,8 triệu đồng/học sinh”...

Tuy là chuyện mấy tuần trước, nhưng đọc lại vẫn đau lòng.

Bản tin Báo Lao Động kể:

“Quảng Trị cùng các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, TT - Huế là những địa phương bị ảnh hưởng nặng nề bởi sự cố môi trường cá chết gần đây. Mặc dù đã có những nỗ lực trong việc giúp đỡ những học sinh của các gia đình bị ảnh hưởng trực tiếp nhưng thật bất ngờ, báo Lao Động nhận được đơn thư phản ánh của phụ huynh có con em đang theo học ở Trường THCS Vĩnh Sơn (xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) về một số khoản thu vô lý đầu năm học 2016 - 2017. Thậm chí có những khoản thu lên tới 600.000/học sinh để trường đạt chuẩn… Quốc gia!”(ngưng trích)

Vậy thì, trên tầm quôc gia, nhà nước suy tính gì về thảm họa môi trường?

Theo một chuyên gia Tiến sĩ, lợi ích nhóm đang siết cổ môi trường...

Bài viết của TS. Vũ Ngọc Hoàng đăng trên VietnamNet và được BoxitVN đăng lại, nói minh bạch trên nhan đề rằng: Môi trường quốc gia bị lợi ích nhóm “bắt làm con tin”...

TS. Vũ Ngọc Hoàng viết, trích như sau:

“...Thực tế đang giáng những hồi chuông kêu cứu khẩn cấp. Mức độ ô nhiễm không khí ở các thành phố lớn nhiều nơi đã đến mức báo động. Rừng ở Tây Nguyên và nhiều nơi khác trên cả nước đã bị triệt phá tan hoang, mạch nước ngầm đã hạ xuống rất sâu và sắp không còn nguồn nước cho sự sống. Nhiều dòng sông xanh đã nhiễm bẩn. Nhiều hồ nước, mương rãnh đã bốc mùi hôi thối. Thời gian gần đây, tình hình gây ô nhiễm môi trường biển do chất thải công nghiệp đã ở mức báo động.

Nguy hiểm quá! Các loại hóa chất độc hại và kim loại nặng đang và sẽ đổ ra biển. Nếu không có giải pháp kịp thời và hữu hiệu thì đến lúc con người cũng sẽ bị hủy hoại vì môi trường bị ô nhiễm.

Tôi nghe giải thích rằng, có doanh nghiệp làm thép hứa nếu để ô nhiễm môi trường thì họ sẽ “giao nộp” nhà máy cho cơ quan nhà nước, tức là bị “tịch thu” nhà máy? Tôi không hiểu thu nhà máy ấy về để Nhà nước làm gì và làm sao! Lời hứa này chưa có gì bảo đảm đâu. Giống như những người làm thương mại đi bán nhà máy điện hạt nhân có hứa sẽ bảo đảm an toàn cho nhà máy...”(ngưng trích)

Trước đó vài ngày đã có một thống kê đáng sợ về thảm họa môi trường.

Nhà báo Vũ Kim Hạnh trên FaceBook riêng, và bài đăng lại trên BoxitVN ngày 08/11/2016, trên tựa đề là 2 câu hỏi: Đến ngưỡng hay vượt ngưỡng? Ai quan tâm?

Bài viết dẫn lời than của một quan chức, rằng trước Quốc hội ngày 4/11, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường Trần Hồng Hà thừa nhận: Tình trạng ô nhiễm môi trường nước ta “đã đến ngưỡng không chịu thêm được nữa“.

Bài viết của Vũ Kim Hạnh dẫn ra thông kê:

“...Có thể nghĩ ngay đến báo cáo chính thức của Bộ TNMT tại Hội nghị toàn quốc ngày 24/8/2016:

Hàng năm, cả nước “xài” hơn 100.000 tấn thuốc trừ sâu, phải xử lý hơn 23 triệu tấn rác thải sinh hoạt, hơn 7 triệu tấn chất thải rắn công nghiệp, hơn 630.000 tấn chất thải nguy hại khác. Cả nước có 283 khu công nghiệp với hơn 550.000m3 nước thải/ngày, có 615 cụm công nghiệp mà chỉ có 5% có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Có 5.000 doanh nghiệp khai khoáng, 13.500 đơn vị y tế với hàng chục tấn chất thải và hàng trăm nghìn mét khối nước thải mỗi ngày…

Mà hãy nghiêm túc nhìn xu hướng các dự án đầu tư mới vào Việt Nam: Các dự án nước ngoài đầu tư hiện nay, do sự “khuyến khích” từ các loại ưu đãi của chính sách Việt Nam, do bị xua đuổi vì chủ trương bảo vệ môi trường của tất cả các nước khác, đang ùn ùn đổ về Việt Nam: luyện kim, khai khoáng, dệt may da giày, sửa chữa tàu biển…

Đó là những con số báo cáo. Những con số của đời sống còn “rùng rợn” hơn. 15 nhà máy nhiệt điện rải khắp miền Nam, đe dọa không khí, nước, môi trường sống. Mỗi ngày có 300 người Việt Nam qua đời vì ung thư. Người dân miền Trung bị tai họa từ Formosa, đang bắt đầu ngấm đòn bởi đủ khó khăn…

Vậy mà, các Bộ ngành vẫn đang bảo vệ rất nhiều những…”(ngưng trích)

Thê thảm vậy... Môi trường để lại cho đời sau sẽ còn gì? Biển, núi, rừng, ruộng...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.