Hôm nay,  

Xóa Biên Giới Việt-Hoa?

03/11/201600:00:00(Xem: 13395)
Có phải tỉnh Lạng Sơn sẽ gỡ biên giới đường sắt giữa Việt-Hoa? Kết nối đồng bộ với đường sắt của Trung Quốc thực tế là gì? Sẽ còn giữ cửa khẩu giữa 2 nước hay không? Nếu như thế, chính phủ TQ sẽ cho vay...

Có vẻ như các cán bộ tỉnh Lạng Sơn sốt ruột.

Bản tin VOA ghi rằng: Tỉnh Lạng Sơn muốn nối với Trung Quốc...

Tỉnh nằm giáp ranh với Trung Quốc đã đề xuất chính phủ chỉ thị cho các cơ quan liên quan nhanh chóng xây dựng một tuyến đường sắt nối với quốc gia láng giềng phương bắc.

Theo dự án trong tương lai, tuyến đường sắt cao tốc sẽ chạy từ thủ đô Hà Nội qua thị trấn Đồng Đăng của Lạng Sơn và nối với đường sắt Trung Quốc để phục vụ chuyên chở hàng hóa, Xinhua đưa tin, dẫn báo chí Việt Nam hôm 2/11.

Trong khi đó, tờ Tuổi Trẻ trích UBND tỉnh Lạng Sơn cho biết “mục đích là để tăng năng lực vận tải hàng hóa khi kết nối đồng bộ với đường sắt của Trung Quốc”.

Tờ báo cũng dẫn lời Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Ngọc Đông cho biết rằng “không chỉ Lạng Sơn, trước đây Hải Phòng và Lào Cai cũng đề nghị làm đường sắt tốc độ cao kết nối với đường sắt Trung Quốc nhằm tăng năng lực vận tải”.

Ông Đông được trích lời nói rằng “với điều kiện hiện nay, đây vẫn là vấn đề cần phải phân tích đánh giá tính khả thi nằm trong tổng thể phát triển”, và rằng “hiện nay về nhu cầu vận tải, tuyến Hà Nội đi Lạng Sơn rồi qua Nam Ninh (Trung Quốc) không nhiều lưu lượng hàng hóa cần vận chuyển bằng đường sắt”.

Trang tin điện tử Zing News cuối năm ngoái trích lời lãnh đạo Lạng Sơn nói rằng “phía Trung Quốc tuyên bố sẽ xem xét tài trợ vốn nếu ngành giao thông Việt Nam có chủ trương xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao Lạng Sơn - Hà Nội”.

Theo Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn, Trần Sỹ Thanh, chính quyền tỉnh Quảng Tây đã đưa ra đề xuất nói trên khi làm việc với tỉnh Lạng Sơn và ngỏ ý sẽ thu xếp vốn nếu dự án này được cấp có thẩm quyền của Việt Nam chấp thuận.

Từ năm 2004 đến nay, Trung Quốc 11 năm liền là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, báo chí trong nước dẫn lời ông Đoàn Duy Khương, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho biết.


Báo Tuổi Trẻ chiều 1-11 đã phỏng vấn Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông và được cho biết rằng không chỉ Lạng Sơn, trước đây Hải Phòng và Lào Cai cũng đề nghị làm đường sắt tốc độ cao kết nối với đường sắt Trung Quốc nhằm tăng năng lực vận tải.

“Việc làm đường sắt tốc độ cao kết nối với đường sắt Trung Quốc chỉ mới là đề nghị của các địa phương. Nếu có điều kiện làm được thì tốt nhưng với điều kiện hiện nay, đây vẫn là vấn đề cần phải phân tích đánh giá tính khả thi nằm trong tổng thể phát triển” - ông Đông cho biết.

Bản tin Tuổi Trẻ ghi lời ông Đông rằng, hiện nay về nhu cầu vận tải, tuyến Hà Nội đi Lạng Sơn rồi qua Nam Ninh (Trung Quốc) không nhiều lưu lượng hàng hóa cần vận chuyển bằng đường sắt. Hành khách cũng hạn chế, tàu khách liên vận từ Nam Ninh về Gia Lâm (Hà Nội) cũng không nhiều khách. Hàng hóa vận chuyển bằng đường sắt chủ yếu theo tuyến đường sắt Hải Phòng - Hà Nội - Lào Cai đến Vân Nam (Trung Quốc).

Ông Đông cũng lưu ý: “Không phải cứ thêm ray, mở rộng khổ đường là chạy được tốc độ cao mà liên quan đến cả công nghệ, nguồn lực đầu tư, khả năng khai thác, vận hành. Nếu dễ như thế thì trên thế giới đều làm kín đường sắt tốc độ cao”.

Mặt khác, báo Dân Trí cũng nhắc là hồi cuối tháng 12/2015, trong cuộc gặp gỡ với tỉnh ủy Lạng Sơn và Bộ GTVT, đại diện phía tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) đã ngỏ ý muốn thu xếp vốn cho tỉnh Lạng Sơn để xây dựng một tuyến đường sắt tốc độ cao chạy từ Lạng Sơn tới Hà Nội với tốc độ chạy tàu 200 km/h.

Phía Quảng Tây cho rằng, đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn của Việt Nam đang khai thác đối với cả tàu khách và hàng hóa nên tốc độ không cao, hiệu quả chưa được như mong muốn so với đường sắt tốc độ cao trên 200 km/h của tỉnh này.

Vậy rồi... núi liền núi, sông liền sông, biển liền biển, tiền liền tiền... Có gì ngăn cách nữa?

Cần dựng lên một biên giới vô hình: đó là một nền văn hóa độc đáo của VN, và ưu tiên giaó dục văn hóa này cho người dân VN ở các tỉnh biên giới.

Ý kiến bạn đọc
06/11/201601:16:13
Khách
Trong khi các chiến sĩ ngày đêm gìn giữ biên cương đất nước, chống xâm lấn và bảo vệ lãnh hải của tổ quốc VIỆT NAM ,thì bọn tham quan chỉ vì chút danh lợi mà bán rẻ tổ quốc cho khựa để rồi họa mất nước càng ngày đến gần
03/11/201620:36:02
Khách
Không muốn đọc chuyện VN ? Với tôi là chấm hết, tất cả mọi chuyện đều được tiến hành sao cho khế ưóc thành đô được hoàn tất sớm !
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.