Hôm nay,  

Xì Dầu Hay Nước Mắm?

23/10/201600:00:00(Xem: 4476)
Xì dầu, hoan hô xì dầu... phải chăng là khẩu hiệu sau khi vu vạ cho nước mắm độc hại?

Cuộc chiến xì dầu, nước mắm đã bùng nổ? Phải chăng xì dầu Bắc Kinh muốn khai tử nước mắm Phan Thiết bằng độc chiêu ném bùn “độc chất asen” vượt ngưỡng? Phải chăng xì dầu Thượng Hải đã bơm tiền cho một số người hay hội đoàn Sài Gòn để trải thảm bom “asen vượt ngưỡng” nhằm xóa sổ các làng nước mắm Phú Quốc, Phan Thiết, và vân vân.

Cũng là một cách để làm Biển Đông vắng bớt ngư dân Việt Nam? Cuối cùng, cũng vẫn là mượn dao ta để giết dân mình. Nếu không phải dân xì dầu, sao lại có kiểu chơi ác thế?

Bản tin CafeBiz/PLXH ghi nhận rằng: Vinastas gỡ thông tin kết quả khảo sát nước mắm khỏi website.

Bản tin này cho biết rằng bài viết về việc nhiều mẫu nước mắm trên thị trường không đạt chuẩn trên website của Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam đã bị gỡ xuống vào hôm nay (21/10).

Cách đây ít ngày, trên website của Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (Vinastas) có đăng tải bài viết với tựa đề: “Gần 85% mẫu nước mắm của 88 doanh nghiệp không đạt tiêu chuẩn”.

Nội dung bài viết này cho biết, Vinastas chọn khảo sát 150 mẫu nước mắm đóng chai có hàm lượng đạm tổng số từ 10g/lít trở lên do 88 doanh nghiệp sản xuất được mua trực tiếp tại các siêu thị, trung tâm thương mại, chợ bán lẻ và cửa hàng bán sản phẩm đặc sản… trong cả nước. Kết quả cho thấy, 125/150 (chiếm 83,33%) mẫu khảo sát không đạt so với tiêu chuẩn hoặc so với công bố trên nhãn.

“Có đến 76 (chiếm 51%) mẫu không đạt chỉ tiêu nitơ tổng; 30 (20%) mẫu không đạt chỉ tiêu nitơ amin; 3 (2%) mẫu không đạt chỉ tiêu nitơ amoniac; đặc biệt, có đến 101 (67,33%) mẫu nước mắm không đạt chỉ tiêu Asen (thạch tín) - một loại á kim cực độc,” bài viết nói trên nêu rõ.

Tuy nhiên, chiều nay (21/10), truy cập vào đường dẫn của bài viết này trên Cổng thông tin của Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam thì thấy bài viết này đã bị gỡ xuống. Trao đổi với phóng viên Việt Nam Mới, ông Đặng Văn Tuệ - Phó Chánh Văn phòng Vinastas xác nhận, Vinastas đã gỡ bài viết nói trên khỏi website của mình.

“Đó không phải là bài do chúng tôi viết mà bài gốc là của một nguồn khác. Chúng tôi chỉ dẫn lại nguồn. Tờ báo đó gỡ bài viết thì chúng tôi cũng phải gỡ theo.” ông Tuệ cho biết.

CafeBiz/PLXH ghi nhận:

“Theo tìm hiểu của phóng viên, mặc dù tờ báo nguồn và website của Vinastas đã gỡ nhưng bài viết nói trên đã được một số trang tin và diễn đàn mạng xã hội dẫn và chụp ảnh lại.

Trước đó, chiều 17/10, Vinastas đã công bố kết quả khảo sát nước mắm trên toàn quốc. Theo cơ quan này, có đến 101/150 mẫu nước mắm được kiểm định chất lượng có hàm lượng Asen (thạch tín) "vượt ngưỡng cho phép".

Nhiều người cho rằng, Vinastas công bố thông tin “mập mờ” như vậy đã gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh doanh nước mắm truyền thống.”

Trong khi đó, báo Hải Quan có bản tin: Kiến nghị Thủ tướng vụ thông tin về nước mắm chứa asen.

Theo tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), sau khi họp bàn, Hiệp hội Nước mắm Nha Trang, Phan Thiết - Bình Thuận, Phú Quốc cùng với Hội Lương Thực Thực Phẩm TP.SG cùng gửi văn bản kiến nghị đến Thủ tướng Chính phủ về xử lý ngăn ngừa những hành động gây thiệt hại đến ngành sản xuất nước mắm truyền thống.

Theo các Hiệp hội, nước mắm là sản phẩm truyền thống, là "quốc hồn, quốc túy" của Việt Nam, gắn liền với cuộc sống của người dân Việt Nam, được tiêu dùng rộng rãi từ hàng trăm năm nay. Mỗi năm, người tiêu dùng Việt tiêu thụ khoảng 200 triệu lít nước mắm, trong đó 50 triệu lít là nước mắm nguyên chất (nước mắm truyền thống). Từ khi hội nhập vào kinh tế thế giới một số nhãn hàng nước mắm truyền thống đã xuất khẩu đến nhiều nước.

Bái Hải Quan viết:

“Các hội nước mắm cho rằng, công bố của Vinastas đã gây nhầm lẫn giữa arsen hữu cơ, luôn có mặt trong cá biển, không độc và asen vô cơ rất độc. Nội dung công bố trên chẳng những không phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế về nồng độ asen trong thực phẩm nói chung, trong nước chấm nói riêng mà còn không phù hợp với QCVN 8-2:2011/ BYT, trong đó hàm lượng asen, được hiểu là vô cơ, trong nước chấm là 1 mg/l.

Do đó, việc khẳng định nước mắm độ đạm càng cao, tỷ lệ nhiễm asen càng lớn đã tác động trực diện, với hậu quả khá nghiêm trọng đối với ngành sản xuất nước mắm truyền thống của Việt Nam, nếu không xử lý kịp thời chắc chắn sẽ tác động không nhỏ đến ngành khai thác cá biển.

Với tuyên bố một cách chung chung asen là chất cực độc đã làm cho người tiêu dùng cực kỳ hoang mang, có nhiều dấu hiệu cho thấy người tiêu dùng đang chối bỏ nước mắm truyền thống, một vài siêu thị, cửa hàng bán lẻ đã thông báo tạm dừng mua hàng của các nhà sản xuất nước mắm truyền thống.

Mặc dù Vinastas không công khai danh sách các nhãn hàng nước mắm có dư lượng asen, nhưng ngay hôm sau danh sách này đã được phát tán rộng rãi trên mạng xã hội.

Không chỉ vậy, các hội nước mắm còn báo cáo cho biết, có hiện tượng danh sách này được nhân viên của một số nhà sản xuất nước mắm công nghiệp đi phát trực tiếp cho người tiêu dùng tại các chợ truyền thống và cửa hàng bán lẻ. Nội dung quảng cáo của doanh nghiệp sản xuất nước mắm công nghiệp xuất hiện trên một số báo ghi không đúng của qui định về asen tại QCVN 8-2:2011/BYT.”

Báo An Ninh Tiền Tệ ghi nhận:

“...Tung thông tin “chết người”, gây hoang mang dư luận “Theo quy định QCVN 8-2: 2011/BYT, hàm lượng asen (thạch tín) cho phép có trong sản phẩm nước chấm tối đa là 1,0 mg/lít. Tuy nhiên kết quả thử nghiệm asen tổng cho thấy 101/150 mẫu khảo sát (chiếm 67,33%) không đạt quy định của QCVN này” rồi sau đó lại giải thích "Asen trong nước mắm chủ yếu là asen hữu cơ không gây hại cho sức khỏe, cho nên nước mắm vẫn an toàn, người tiêu dùng không nên quá lo ngại".

Chưa cần biết tổ chức nào đã đứng ra tài trợ cho Vinatas tiến hành các kiểm nghiệm này hay liệu có sự câu kết nào đằng sau thì hành động công bố thông tin mập mờ của Vinatas chẳng những không giúp người tiêu dùng được lợi ích gì mà còn khiến nhiều doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản oan!”

Xì dầu, dì dầu, có phải xì dầu từ đàn anh Phương Bắc thò tay vào để bóp nghẹt các làng nước mắm?

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Xem hát cải lương miễn phí? Chuyện này chỉ xảy ra tại Sài Gòn…
Doanh nghiệp Nhật Bản rủ nhau đầu tư vào nông nghiệp VN…
Bắt đầu quan ngại rồi… xuất cảng rau quả giảm trong năm nay.
Không dưng Việt Nam lại trở thành bãi đáp cho nhiều doanh nghiệp Trung Quốc trốn thuế…Báo Đất Việt kể: Lo Việt Nam thành bãi đáp cho DN Trung Quốc tránh thuế…
Nhà văn Phan Khôi sinh ngày 6 tháng 10 năm 1887. Nghĩa là, vào Chủ Nhật này (ngày 6 tháng 10/2019) là tròn 132 năm ngày sinh của cụ Phan Khôi.
Thường khi đầu tư vẫn có nghĩa là ném tiền lên cho bay theo gió… Chưa hẳn thế, nói đầu tư, có khi tiền vào túi riêng cán bộ và rồi khai đầu tư chưa hiệu quả…
Sinh viên đánh bài trong trường đại học. Đặc biệt đây là trường sư phạm… nghĩa là các thầy giáo tương lai.
Cấm hút thuốc thử nghiệm… hy vọng s4 thêm du khách không ưa thuốc lá.
Chính phủ CSVN bán nước với giá trên trời… làm người dân chới với.
Ngày cxàng khó thổ tại Hà Nội, khó thở tới sinh bệnh đủ thứ…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.