Hôm nay,  

Nước Mắm Đầy Nỗi Lo

19/10/201600:00:00(Xem: 3771)
Bây giờ, hễ nghe tới nước mắm là cứ lo. Không biết trong nước mắm ngoài chợ, có bao nhiêu phần là giả, bao nhiêu phần pha trộn, bao nhiêu phần hóa chất… và có hại sức khỏe gì chăng.

Thời xưa đâu có như thế. Ông bà mình ngày xưa thảnh thơi lắm. Nước mắm là nước mắm… Thơ mộng chứ.

Như mấy câu ca dao này, khi chàng nhớ nàng:

Nước mắm chanh dành ăn bánh hỏi,
Qua thương nàng, theo dõi mấy năm,
Cớ sao vắng bặt tin thăm,
Hay là thục nữ đã tầm nơi nao.

Đó là xa xưa… Khi nước mắm là nước mắm. Bây giờ khó rồi, vì nước mắm thường khi chẳng phải nước mắm.

Báo Lao Động kể về một nghiên cứu về tỷ lệ thạch tín trong nước mắm: Gần 70% nước mắm nhiễm thạch tín vượt ngưỡng.

Bản tin nói, rằng vào chiều 17.10, công bố của Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam (VINATAS) cho thấy, có đến 67,3% mẫu nước mắm tiêu thụ trên thị trường có chất thạch tín (asen) vượt cao quá mức cho phép. Các mẫu nước mắm có độ đạm càng cao, tỉ lệ nhiễm thạch tín càng tăng.

Trong khi đó, bản tin VOV la trời: Giật mình, hơn 95% nước mắm độ đạm cao bị nhiễm thạch tín nặng.

Theo kết quả khảo sát nước mắm trên toàn quốc do Hội Tiêu chuẩn và Vinatas: 95,65% nước mắm độ đạm cao chứa thạch tín càng nhiều.

Bản tin VOV viết rằng vào chiều ngày 17/10/2016, theo báo cáo về kết quả khảo sát nước mắm trên toàn quốc do Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam: kết quả xét nghiệm arsen (thạch tín) tổng cho thấy có đến 101/150 mẫu khảo sát (chiếm 67,3%) không đạt quy định cao quá mức cho phép trong đó 95,65 % nước mắm độ đạm cao chứa thạch tín càng nhiều.

Trước đó một tuần lễ, cũng đã có nghiên cứu khác về nước mắm.

Báo Tiền Phong kể rằng theo thông tin từ hội thảo “Nước mắm- Bảo tồn và phát triển sản phẩm truyền thống” do Hội Nghề Cá, các cơ quan thuộc Bộ NN-PTNT, Bộ Y Tế… phối hợp tổ chức ngày 10/10/2016 tại TPSG: Báo cáo từ hội thảo viện dẫn số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, trong số 200 triệu lít nước mắm được tiêu thụ mỗi năm thì 75% trong đó là nước mắm công nghiệp (tức không được sản xuất theo quy trình sản xuất truyền thống).

Các nhà khoa học và các doanh nghiệp đã không thể thống nhất được khái niệm thế nào là nước mắm, thế nào là nước chấm. Một số đại biểu cho rằng: “Những loại nước mắm có độ đạm thấp thì chỉ nên gọi là nước chấm, để nhân dân dễ phân biệt”. Song, một cán bộ ngành thủy sản TPSG có 40 năm kinh nghiệm lại đặt vấn đề ngược lại: “Xưa kia nước mắm ngon là dùng để chấm, nước mắm dở dùng để nấu, nên gọi nước mắm dở là nước chấm thì càng không đúng!”.


Báo Tiền Phong kể rằng trong liên tục thời gian vừa qua, các cơ quan chức năng đã phát hiện nhiều lò sản xuất nước mắm giả. Mới đây, công an Đồng Nai phát hiện ổ làm nước mắm giả dùng hóa chất và hương liệu Trung Quốc để làm giả nước mắm Nam Ngư. Tại Thủ Đức, TPSG cũng phát hiện cơ sở làm nước mắm giả từ muối, bột chống mốc, phẩm màu. Nước mắm Cát Hải, ở Hải Phòng cũng bị làm giả nước mắm cao đạm bằng cách mua nước mắm bình thường về đổ thêm muối và hương liệu rồi dán nhãn mác cao đạm để bán.

Trong khi đó, lại còn chuyện nước mắm giả nữa.

Bản tin VOV kể rằng trong thị trường nước mắm: Thật giả lẫn lộn, khó phân.

Nước mắm là loại gia vị không thể thiếu trong bữa ăn của người Việt. Tuy nhiên hiện nay, trên thị trường xuất hiện ngày càng nhiều các loại nước mắm giả nhãn hiệu, nước mắm kém chất lượng chứa hóa chất độc hại khiến người tiêu dùng lo lắng.

Theo Tổng cục Thống kê, mỗi năm người dân Việt Nam tiêu thụ hơn 200 triệu lít nước mắm với tổng doanh thu khoảng 7.200 - 7.500 tỉ đồng. Quy mô thị trường nước mắm năm 2015 lên đến 11.300 tỉ đồng, trong đó nước mắm công nghiệp chiếm đến 76% và nước mắm truyền thống chỉ đạt 24% thị phần.

VOV kể rằng đã có nhiều trường hợp về sản xuất nước mắm giả nhãn hiệu, nước mắm kém chất lượng được phát hiện. Điển hình như các vụ làm giả nước mắm có thương hiệu Chin Su, Phú Quốc với số lượng lớn ở Nghệ An, Hà Tĩnh và Vũng Tàu mà lực lượng công an đã phát hiện thời gian vừa qua. Mới đây nhất, qua kiểm tra cơ sở sản xuất nước mắm cá cơm tại phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, thành phố SG, lực lượng chức năng phát hiện nhiều bột chua, phẩm màu, bột chống mốc, đường hóa học sodium cyclamate, bột ngọt xuất xứ từ Trung Quốc. Toàn bộ nguyên liệu này được dùng để pha chế nước mắm cá cơm và đều được mua tại chợ hóa chất Kim Biên. Thực trạng này không những khiến người tiêu dùng lo lắng mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến các thương hiệu sản xuất nước mắm danh tiếng.

Vậy rồi làm sao bây giờ? Không lẽ ra chợ, ra siêu thị mua nước mắm, cũng y hệt như mua vé số… hễ xui là mua nhằm nước mắm giả? Biết bao giờ mới hên đây…

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.