Hôm nay,  

Từ Biểu Tình Tới Luật Biểu Tình

05/10/201600:00:00(Xem: 3070)

Có phải những cuộc biểu tình nhiều ngàn người tại Hà Tĩnh đã là nguồn cảm hứng để các quan chức Hà Nội phải nói với nhau: thôi thì, phải có Luật Biểu Tình vậy?

Có lẽ, và cũng có thể không. Dù thế nào đi nữa, những cuộc biểu tình nhiều ngàn người ở Hà Tĩnh đã buộc các quan chức Hà Nội phải xét lại các khung pháp lý. Có phải chăng, hay không phải?

Bản tin RFA nêu câu hỏi “Những gì còn lại sau cuộc biểu tình chống Formosa” và ghi nhận rằng cuộc biểu tình chống Formosa vào sáng Chủ Nhật 2 tháng 10 năm 2016 quy tụ hơn 10 ngàn người được người dân cả nước xem là một cuộc cách mạng của người dân Kỳ Anh Hà Tĩnh.

Cuộc biểu tình chống Formosa vào sáng Chủ Nhật 2 tháng 10 năm 2016 quy tụ hơn 10 ngàn người được người dân cả nước xem là một cuộc cách mạng của người dân Kỳ Anh Hà Tĩnh. Không một vết thương, không một tì vết nào sau khi cuộc biểu tình kết thúc, tuy nhiên cuộc biểu tình này có thực sự đóng lại hay chưa khi nguyện vọng của người dân không được một cấp chính quyền nào chính thức trách nhiệm giải quyết?

Sau năm 1975 có lẽ cuộc biểu tình sớm nhất vào ngày 9 tháng 12 năm 2007 có hàng trăm người biểu tình ôn hòa ở Hà Nội và Sài Gòn phản đối việc Trung Quốc lập thành phố hành chính cấp huyện Tam Sa nhằm quản lý quần đảo Hoàng Sa, Trung Sa và Trường Sa.

RFA viết:

“Những cuộc biểu tình sau đó tuy có lý do chống Trung Quốc nhưng lại bị chính quyền thẳng tay đàn áp. Có người vào tù, có người bị sách nhiễu liên tục trong nhiều năm và từ đó tranh cãi diễn ra trong việc có nên thông qua luật biểu tình hay không tại diễn đàn quốc hội vẫn nhắc nhở người dân rằng biểu tình không được nhà nước hoan nghênh dù bất cứ lý do gì.

Các cuộc biểu tình có khi chỉ vài người dân oan đòi đất, lâu lắm mới quy tụ hơn ngàn người chống Trung Quốc nhưng cứ mỗi lần xảy ra biểu tình thì hầu như bắt bớ, đánh đập diễn ra không ngừng. Đây là lý do khiến người dân cả nước ngạc nhiên khi cuộc biểu tình của giáo dân hạt Kỳ Anh diễn ra tại hai cổng ra vào khu công nghiệp liên hợp Formosa tập trung hơn 10 ngàn người nhưng không có một cuộc bạo động nào.

Cảnh sát cơ động dàn hàng ngang đối diện với người biểu tình nhưng rất im lặng và tự kềm chế có lẽ do đám đông vượt con số mà lực lượng an ninh dự đoán. Những chiếc loa của Formosa bị người biểu tình tháo xuống, hàng chục người leo lên nóc cổng của Formosa cho thấy người dân hoàn toàn làm chủ tình hình. Nhưng chỉ tới mức ấy thì dừng lại, loa phóng thanh của nhà thờ liên tục nhắc nhở không được xông vào công ty Formosa để tránh sự phản công của lực lượng chống biểu tình.

Lúc 11 giờ 45 đoàn người khổng lồ ấy rút lui về nhà giống như khi họ kéo tới…”(ngưng trích)

Phải chăng, đó là phát súng cảnh báo của cách mạng?

Thế là Ba Đình lạnh cẳng, phải tính chuyện làm Luật Biểu Tình?

Báo Dân Trí kể rằng: Chính phủ lại nhận đốc thúc trình Luật Biểu tình…

Bản tin Dân Trí kể rằng thẩm tra báo cáo của Chính phủ về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2016, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đề nghị cơ quan hành pháp xem xét sớm trình dự án Luật Biểu tình để đảm bảo quyền công dân và tạo hành lang pháp lý cho việc khiếu nại, tố cáo đông người.

Đảm bảo quyền công dân? Chính phủ Ba Đình thiệt sự muốnd ân có quyền công dân?

Bản tin Dân Trí kể rằng vào sáng 4/10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có phiên thảo luận về các báo cáo này, trong khuôn khổ phiên họp thứ 4.

Theo báo cáo của Chính phủ, năm 2016, cả nước phát sinh gần 63.500 đơn khiếu nại và hơn 17.200 đơn tố cáo.

Chính phủ đánh giá, mặc dù tình hình khiếu kiện của công dân có xu hướng giảm nhưng vẫn diễn ra rất phức tạp tại khu vực Tây Nguyên và một số tỉnh miền Trung, miền Nam, nhất là sau khi xảy ra sự cố môi trường tại 4 tỉnh miền Trung.

Báo cáo của Chính phủ cũng nhấn mạnh yếu tố đặc biệt của năm nay là tình trạng công dân khiếu kiện tại trụ sở tiếp công dân Trung ương có thái độ quá khích, bức xúc gia tăng và ngày càng nghiêm trọng.

Tổng Thanh tra Chính phủ Phan Văn Sáu nhấn mạnh: “Đã xảy ra nhiều vụ việc công dân xô xát, đánh và đe dọa cán bộ tiếp công dân. Khi được lực lượng chức năng nhắc nhở, tuyên truyên và vận động thì có thái độ bức xúc, thậm chí có hành vi chống đối, tấn công lực lượng bảo vệ”.

Bản tin Dân Trí ghi rằng Báo cáo cũng liệt kê một số vụ việc cụ thể để minh chứng: công dân tỉnh Thanh Hóa dùng dao chém vào đầu cán bộ Ban tiếp công dân; công dân tỉnh Nam Định đấm vào mặt Phó Vụ trưởng Ban Nội chính Trung ương; công dân các tỉnh Bạc Liêu, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Nội bao vây, túm áo, xô đẩy, chặn xe, la hét, xúc phạm và đe dọa Trưởng ban; công dân Nghệ An, hộ khẩu thường trú tại tình Đắk Lắk đe dọa giết Phó Trưởng phòng Tiếp dân 1; công dân Bà Rịa-Vũng Tàu chửi bới, xúc phạm, túm áo đe dọa đánh cán bộ tiếp dân Văn phòng Chính phủ; 2 công dàn tỉnh Bạc Liêu đánh vào mặt Trưởng ban...

Trong khi đó, báo Economy ghi nhận:

“Đề nghị Chính phủ nghiên cứu trình Quốc hội xem xét dự án Luật Biểu tình nhằm bảo đảm quyền của công dân được Hiến pháp ghi nhận và tạo hành lang pháp lý để việc khiếu nại, tố cáo đông người đi vào nề nếp, đúng pháp luật.

Đây là một trong những nội dung được Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội nêu tại báo cáo thẩm tra báo cáo của Chính phủ về công tác giải quyết khiếu nại tố cáo năm 2016.

Sáng 4/10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về các báo cáo này.

Theo báo cáo của Chính phủ, năm 2016 cả nước phát sinh 63.492 đơn khiếu nại và 17.233 đơn tố cáo.

Mặc dù tình hình khiếu kỉện của công dân có xu hướng giảm nhưng vẫn diễn ra rất phức tạp tại khu vực Tây Nguyên và một số tỉnh miền Trung, miền Nam nhất là sau khi xảy ra sự cố môi trường tại 4 tỉnh Miền Trung, Chính phủ nhận định.”

Bản tin cũng ghi rằng Báo cáo đã liệt kê một số vụ việc cụ thể để minh chứng, như: công dân các tinh Bạc Liêu, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Nội bao vây, túm áo, xô đẩy, chặn xe, la hét, xúc phạm và đe dọa trường ban. Công dân Nghệ An, hộ khẩu thường trú tại tình Đắk Lắk đe dọa giết phó trưởng phòng Tiếp dân 1. Công dân Bà Rịa-Vũng Tàu chửi bới, xúc phạm, túm áo đe dọa đánh cán bộ tiếp dân Văn phòng Chính phủ...

Vậy thì, Luật Biểu Tình… Nhà nước Ba Đình thiệt tâm muốn dân tự do hơn chăng, dân chủ hơn chăng? Hay cứ siết mãi, hệt như Bắc Hàn? Vậy thì, Luật Biểu Tình.

Còn Luật Lập Hội nữa nhé… Nhà nước cứ hứa rồi bỏ lơ, cứ nợ hoài, rồi quỵt nợ…

Dân chờ đấy nhé, Luật Biểu Tình và Luật Lập Hội…

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Cuộc chiến thương mại vẫn xảy ra chung quanh hàng Việt Nam xuất cảng…Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp ghi nhận: Sau khi áp thuế chống trợ cấp 12% với ống thép không gỉ từ Việt Nam, Ấn Độ lại tiếp tục điều tra chống trợ cấp đối với ván sợi bằng gỗ.
Trộm kỹ thuật của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh quốc, Pháp quốc… Lấn chiếm Biển Đông của VN, Philippines… Bây giờ TQ cũng chôm cả văn hóa VN, nói rằng áo dài VN là truyền thống thời trang Trung Hoa…
Xây cầu, rủ nhau xây cầu… Nhà nước xây không nổi, cạn tiền, nên vay tiền quốc tế để xây cầu…
Thiếu thịt heo, đặc biệt là dịp Tết sắp tới… Báo Vietnam Finance ghi nhận: Từ đây đến Tết, mỗi tháng sẽ thiếu khoảng 70.000 tấn thịt heo.
Vậy là huề… Trận bóng đá mọi người hồi hộp chờ, vậy là huề. Bản in TTXVN kể: Tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan đã cầm hòa nhau 0 - 0 ở lượt trận thứ 5 bảng G vòng loại World Cup 2022 diễn ra trên sân Mỹ Đình tối 19/11.
Nhức nhối vẫn là chuyện mua hàng ngoại về rồi dán thương hiệu hàng Việt… Infonet ghi lời một quan chức về tình hình “Nhập hàng nước ngoài về cắt mác dán nhãn Made in VN: Chúng ta đang tự giết chúng ta!”
Có nên hợp pháp hóa mại dâm để câu du khách? Các quan chức Hà Nội đã “bức xúc” nêu câu hỏi như thế.
Tình hình ung thư của dân mình có những con số đáng ngại: 70% biết có bệnh ung thư khi đã vào giai đoạn cuối… nghĩa là tới lúc khó chữa trị.
Bán nước với giá cắt cổ, hay giá rẻ mạt? Đó là chuyện Hà Nội mua “hớ” có phải không? Báo Tiền Phong kể chuyện nước sông Đuống bán giá khủng: Hà Nội 'hớ' khi chọn nhà đầu tư?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.