Hôm nay,  

‘chúa Chổm’ Ở Đại Học

15/05/200500:00:00(Xem: 5431)
Bạn,
Tại VN, những sinh viên trọ học xa nhà luôn luôn phải vật lộn với hàng trăm khoản tiền như học phí, tiền ăn, tiền ở, tiền quán xá Đó là chưa kể những khoản vặt vãnh không tên khác. Nhiều sinh viên đã mắc nợ như"Chúa Chổm", lâm vào tình cảnh khốn đốn. Báo Thanh Niên ghi nhận tình cảnh của một số sinh viên khốn đốn vì nợ nần như sau.
Những nam sinh viên thường không biết cân bằng trong chi tiêu, rất dễ bị nợ nần "quay" như chong chóng. Hải xuất thân trong một gia đình khá giả ở miền Tây, mỗi tháng ba má viện trợ cho 2-3 triệu đồng nhưng rốt cuộc cứ đến giữa tháng là "bay" sạch. Dường như tuần nào Hải cũng rủ bạn bè nhậu nhẹt, cà phê. Một bữa nhậu ít nhất là 200 ngàn đồng. Rồi tiền đổ xăng, tiền mua quà cho cô bạn gái hay nhõng nhẽo... Biết Hải là con nhà giàu nên bạn bè không ngại ngần cho mượn. Tháng này qua tháng khác, cậu công tử miền Tây đã trở thành con nợ của hầu hết bạn bè.

Tại Trường Đại học Công nghiệp 4, có sinh viên Bảo, quê ở Phan Rang, Ninh Thuận, mỗi tháng được ba má cho 600 ngàn đồng (300 ngàn tiền ăn, 200 ngàn tiền nhà, 100 ngàn "cà phê thuốc lá") kèm theo lời dặn dò "chi tiêu cho hợp lý, thiếu bao nhiêu tự lo". Với số tiền này, Bảo tiêu trong... 10 ngày là hết. Mỗi ngày đã mất 15 ngàn đồng tiền ăn, còn tiền "buồn buồn ghé quán", tiền thi lại, tiền thết đãi bạn bè... Phóng viên hỏi: "Thế 20 ngày còn lại, nhịn đói sao"". Bảo gãi tai: "Em vay mượn bạn bè, rồi đợi khi nào kiếm được việc làm thêm sẽ trả chúng nó. Nhưng cũng chẳng biết bao giờ em mới trả được món nợ... 4 triệu đồng đây". Những hoàn cảnh tương tự như Bảo không phải là ít. Những ngày này, Ngọc đang rối bời vì bị cậu bạn cùng lớp tên Thắng ra hạn "đúng 10 ngày nữa mày phải trả tiền để tao còn mua máy tính". Chỉ vì một lần Ngọc mượn xe bạn đi về quê tông phải một chiếc xe máy khác, họ bắt đền 2 triệu đồng. Thế là phải đi vay khắp phòng rồi gom nốt số tiền ít ỏi trong ví mới vừa đủ. Trong đó, riêng Thắng cho Ngọc vay 1.2 triệu đồng. Ngọc đã cố gắng đi làm thêm vào dịp cuối tuần được hơn một tháng, nhưng phải mất... 1 năm nữa mới trả đủ nợ. Trong khi còn biết bao khoản tiền phải chi tiêu như ăn uống, sách vở. Mẹ thì đang bệnh ở nhà, Ngọc cũng chẳng dám xin. Chỉ còn một giải pháp tình thế là... vay chỗ này trả chỗ kia. Phần lớn sinh viên nhà ta thường dùng cách này, cuối cùng ai cũng trở thành con nợ và chủ nợ của nhau.
Bạn,
Cũng theo TN, với các nư õ sinh viên, được trời phú cho cái tính lo xa và tiết kiệm, thì dường như lúc nào cũng sống thanh thản, không phải lo nghĩ nhọc tâm rằng "ngày mai lấy gì ăn đây".

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.