Hôm nay,  

Tưởng Niệm Vua Duy Tân

21/09/201600:00:00(Xem: 3923)
Trong tuần này là tròn 116 năm, sinh nhật của Vua Duy Tân, một người yêu nước nồng nàn. Vua Duy Tân sinh ngày 19/9/1900, và từ trần ngày 26/12/1945 – thọ 45 tuổi. Đời Vua Duy Tân là một cuốn tiểu thuyết ái quốc tuyệt vời.

Vua Duy Tân lên ngôi năm 7 tuổi, vì người Pháp cần chọn một thiếu niên lên làm vua để dễ kiểm soát. Nhưng Vua Duy Tân đã sớm có suy nghĩ độc lập. Năm 12 tuổi, Vua Duy Tân đã phản đối Pháp, khi Khâm sứ Georges Marie Joseph Mahé mở một chiến dịch tìm vàng, đào tháp chùa, lăng miếu, cả trong đại nội để tìm vàng… Vua Duy Tân ra lệnh đóng cửa cung, phản kháng. Không ai hình dung nhà vua thiếu niên 12 tuổi đã dám đưa ra quyết định kình với quan Khâm Sứ Pháp.

Một lần nhà vua thiếu niên từ bãi tắm Cửa Tùng lên (hàng năm ông hay ra đây nghỉ mát), tay chân dính cát. Thị vệ bưng chậu nước cho vua rửa. Duy Tân vừa rửa vừa hỏi: "Khi tay dơ thì lấy nước mà rửa, khi nước bẩn thì lấy chi mà rửa?"

Thị vệ chưa biết trả lời ra sao thì vua Duy Tân nói tiếp: ""Nước dơ thì phải lấy máu mà rửa, hiểu không?"

Một lần khác vua Duy Tân ra ngồi câu cá trước bến Phu Văn Lâu. Thượng thư Nguyễn Hữu Bài cùng đi. Mãi không thấy con cá nào cắn câu, vị hoàng đế trẻ bèn ra câu đối:

Ngồi trên nước không ngăn được nước, trót buông câu nên lỡ phải lần.

Nghĩ ngợi một lúc, Thượng thư Nguyễn Hữu Bài đối lại:

Nghĩ việc đời mà ngán cho đời, đành nhắm mắt đến đâu hay đó.

Do vậy, nghe đồn Duy Tân phê Nguyễn Hữu Bài là người cam chịu trước số mạng. Nhà vua còn bảo: "Theo ý trẫm, sống như thế buồn lắm. Phải có ý chí vượt gian khó thì cuộc sống mới có ý nghĩa."

Yêu nước nồng nàn, nhưng cũng lãng mạn vô cùng tận. Tạp Chí Sông Hương trong bài viết tựa đề “An Lăng – Những tình cờ lịch sử” ngày 22/10/2013 dẫn theo Tạp chí Duyên Dáng Việt Nam đã kể về chuyện tuyển phi cho Vua Duy Tân:

“...vào cuối năm 1915 khi vua Duy Tân sắp lên 16 tuổi, mẹ của vua là bà Nguyễn Thị Định muốn “nạp phi” (cưới vợ cho vua) nên các thái giám đã lập một danh sách chừng 25 mỹ nữ con nhà danh giá kèm theo ảnh dâng lên để vua lựa chọn.

Nhưng Duy Tân tìm cách hoãn đi hoãn lại chưa muốn chọn ai. Bị mẹ thúc hối, nhà vua mỉm cười thưa: “Con đã có người ưng ý rồi!”. Hỏi người “ưng ý” ấy hiện ở đâu. Vua đáp ở Cửa Tùng. Mẹ vua sai sắm sửa thuyền rồng cùng con ra Cửa Tùng cốt để nhìn mặt cô dâu. Song đến đó suốt năm ngày liền vẫn chẳng thấy ai ra mắt cả. Mẹ vua có vẻ thất vọng hỏi thị vệ thì được nghe đáp: “Không hiểu sao mấy hôm nay mỗi lần ra bãi tắm, vua rất say mê việc đào bới cát, có khi đào rất sâu (…) ngài bảo: ta đang đãi cát tìm vàng đây!”. Nghe vậy mẹ vua càng băn khoăn, không hiểu thực hư thế nào, mới hỏi nữa, vua đáp mình đào bới cát chính là để tìm người ưng ý đã nói. Mẹ quở vua điên rồi à. Vua nói không, thật đó, nếu ở đây không tìm được vàng thì về kinh thành Huế sẽ tìm được thôi. Rồi lần lần vua hé lộ tâm tư với hoàng mẫu, bà mừng nói: “Rứa thì ả hiểu rồi. Người yêu của con là Mai Thị Vàng con gái quan phụ đạo Mai Khắc Đôn chứ gì?”. Vua thưa đúng thế. Và sau đó lễ nạp phi được tiến hành gấp gáp và trọng thể tại bộ Lễ vào 12 tháng chạp Ất Mão nhằm 16.1.1916 (có tài liệu ghi 26 tháng chạp Bính Thìn, nhằm 30.1.1916). Cưới nhau chưa bao lâu, vua Duy Tân tham gia lãnh đạo cuộc khởi nghĩa của Việt Nam Quang Phục Hội do Thái Phiên và Trần Cao Vân tổ chức nhưng thất bại và bị Pháp bắt đày sang đảo Réunion. Lúc bấy giờ bà quý phi Mai Thị Vàng đã có thai ba tháng cùng đi với vua Duy Tân sang Réunion…”(ngưng trích)

Hôn sự Vua Duy Tân khi ở trên ngôi chỉ có vài tháng. Vì nắm giữ ngôi vua chỉ là từ ngày 5 tháng 9, 1907 tới ngày 6 tháng 5, 1916.

Tự điển Wikipedia kể rằng năm vua Duy Tân 13 tuổi, ông xem lại những hiệp ước mà hai nước Việt-Pháp đã ký. Nhà vua cảm thấy việc thi hành của hiệp ước ấy không đúng với những điều kiện mà hai bên đã ký kết với nhau nên một hôm giữa triều đình, nhà vua tỏ ý muốn cử ông Nguyễn Hữu Bài là người giỏi tiếng Pháp sang Pháp để yêu cầu duyệt lại hiệp ước ký năm 1884 (Patenôtre). Nhưng cả triều đình không ai dám nhận chuyến đi đó.

Năm 15 tuổi, vua Duy Tân triệu tập cả sáu ông đại thần trong Phụ chính, bắt ký vào biên bản để đích thân vua sẽ cầm qua trình với toà Khâm Sứ nhưng các đại thần sợ Pháp giận sẽ kiếm chuyện nên từ chối không ký và phải xin yết kiến bà Thái hậu để nhờ bà can vua. Từ đó nhà vua có ác cảm với cả Triều đình.

Do vậy, Vua Duy Tân dự định khởi nghĩa với Việt Nam Quang Phục Hội, tổ chức do Phan Bội Châu thành lập từ 1912. Hai lãnh đạo của hội là Trần Cao Vân và Thái Phiên liên lạc, vua Duy Tân đồng ý cùng tham gia khởi nghĩa. Khởi nghĩa tính là 1 giờ sáng ngày 3 tháng 5.

Bị lộ ngay trong đêm 2 tháng 5, Trần Cao Vân và Thái Phiên đưa thuyền đến bến Thương Bạc đón vua Duy Tân. Nhà vua cải trang theo lối thường dân đi cùng hai người hộ vệ là Tôn Thái Đề và Nguyễn Quang Siêu. Họ tới làng Hà Trung, lên nhà một hội viên Việt Nam Quang Phục hội để chờ giờ phát lệnh bằng súng thần công ở Huế. Nhưng chờ đến ba giờ sáng vẫn không nghe hiệu lệnh, biết đã thất bại, Trần Cao Vân và Thái Phiên định đưa vua Duy Tân tới vùng Quảng Nam, Quảng Ngãi. Sáng ngày 6 tháng 5-1916, họ bị bắt.

Khâm sứ tại Huế Charles và Toàn quyền thuyết phục vua Duy Tân trở lại ngai vàng nhưng ông không đồng ý: “Các ngài muốn bắt buộc tôi phải làm vua nước Nam, thì hãy coi tôi như là một ông vua đã trưởng thành và có quyền tự do hành động, nhất là quyền tự do trao đổi tin tức và ý kiến với chính phủ Pháp.”

Pháp bắt Triều đình Huế phải xử, Thượng thư bộ Học Hồ Đắc Trung được ủy nhiệm thảo bản án. Trần Cao Vân khi đó bị giam trong ngục, nhờ được người đưa tin cho Hồ Đắc Trung xin được lãnh hết tội và xin tha cho vua. Hồ Đắc Trung làm án đổ hết tội cho 4 người Thái Phiên, Trần Cao Vân, Tôn Thất Đề và Nguyễn Quang Siêu. Bốn người bị xử chém ở An Hòa. Vua Duy Tân bị đày đi đảo La Réunion ở Ấn Độ Dương cùng với vua cha Thành Thái vào năm 1916.

Tác giả Võ Thu Tịnh, dẫn theo hồi ký chưa xuất bản của Sư bà Diệu Không, trong đó hồi ký “Vua Duy Tân và gia đình Hồ Đắc Trung” kể rằng quân Pháp đàn áp dữ dội. Vua Duy Tân khi đối mặt kẻ mật báo cho Tây, trích:

“Vua nhìn Trứ một cách khinh bỉ:

- Phải, ta nhớ mi, đồ phản quốc!

Rồi vua ngoảnh mặt quay sang chỗ khác. Triều thần gặp vua, vừa mừng vừa tủi, năn nỉ vua trở về Nội, Duy Tân khẳng khái từ chối, thà chịu bị bắt, nhất định không quay lại hoàng cung. Lính dương lọng rước, Duy Tân không cho và đi bộ đến chiếc xe của Pháp đưa vua về giữ ở đồn Mang Cá. Trần Cao Vân, Thái Phiên, Tôn Thất Đề, Nguyễn Quang Siêu bị còng tay dẫn về Huế tống giam, đến ngày 16- 4-1916, cả bốn vị bị chém tại An Hòa (cách Huế vài cây số).

Tại các tỉnh cũng bị thảm sát: Ở Quảng Ngãi hai cụ Tú Ngung, cử Sụy cùng một số đông bị tội tử hình, 200 người bị đày đi Côn Lôn. Ở Quảng Nam cũng rất nhiều người bị liên lụy, Phan Thành Tài và một số tử hình, hoặc đày đi Lao Bảo, Thái Nguyên, Côn Lôn như y sĩ tân học Lê Đình Dương, Lý trưởng Lê Cơ, Tú tài Trương Bá Huy, Đỗ Tự.. Pháp khám phá nhiều tài liệu, quân nhu, quân phục, các ấn tín… Ở Quảng Trị, Khóa Bão bị tra tấn khốn đốn. Khi còn trong ngục, Trần Cao Vân lo vua Duy Tân bị giết, nên viết thư trần tình cùng thượng thư Hồ Đắc Trung là người đang phụ trách thảo bản án xử vua. Thư viết trên cuộn giấy quyến hút thuốc, bí mật trao người chuyển đi, nhận lãnh hết công việc bạo động xảy ra đều do ông và Thái Phiên xúc sử. Cuối thư ông xin Hồ Đắc Trung tìm cách cứu vua, có câu:

“Trung là ai? Nghĩa là ai? Cân đai võng lọng là ai? Thà để cô thần tử biệt!

“Trời còn đó! đất còn đó! Xã tắc sơn hà còn đó! Mong cho thánh thượng sinh toàn!“…”(ngưng trích)

Than ôi, nếu nhà vua yêu nước Duy Tân khởi nghĩa thành công, đánh bât được người Pháp ra khỏi lãnh thổ… hẳn là vận nước đã không bị chia đôi Nam-Bắc, hẳn là đã thoát được cuộc tàn sát cốt nhục rồi vậy.

Đâu có lâu xa đâu. Vua Duy Tân dấy binh khởi nghĩa, bị Pháp bắt năm 1916, tức là mới tròn 100 năm, tính tới bây giờ. Trung là ai? Nghĩa là ai? Cân đai võng lọng là ai? Trời còn đó! đất còn đó! Xã tắc sơn hà còn đó!

Còn chăng? Thác Bản Giốc bị lấn, Hoàng Sa và đảo Gác Ma bị chiếm, núi Lão Sơn ở Hà Giang bị chiếm, rừng đầu nguồn cho thuê nhiều thập niên, Cảng Vũng Áng bị Formosa đầu độc… Phải chi, Vua Duy Tân thành công, lịch sử đã đi hướng khác rồi.

Ý kiến bạn đọc
27/09/201613:43:12
Khách
thượng thư Nguye^~n HỮu Bài à Ngô Đình Khả là 2 chủng sinh Việt Nam học đạo tại Penang, nhưng sau đó đi ra làm thông ngôn cho thực dân Pháp
Khi làm Thượg thư trong triều đình Huế việc của Thượng thư Bài va Ngô Đình Khả là làm gián điệp cho thực dân Pháp à qu?an thúc triều đình Huế
Do đó phong trào Cần Vương của Vua Hàm Nghi và vua Du Tân đều bị phòng Nhìcủa thực dân Pháp biết trước qua các báo cáo của ngue^~n Huu Bài à Ngô
Đình Khôi, hai người này còn là thông gia với nhau
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.