Hôm nay,  

Từ Đậu Thành Rớt

11/09/201600:00:00(Xem: 3563)
Đó là những chuyện hô biến bi hài, đang làm thế hệ trẻ thê thảm. Cứ tưởng mình thi đậu, ai ngờ quan chức phù phép làm sao đó, để rồi rớt hết.

Cụ Tú Xương, tức nhà thơ Trần Tế Xương, thời xa xưa có bài 8 câu 7 chữ về chuyện thi rớt, nhưng thời đó là chuyện phép tắc còn nghiêm ngặt. Nhưng thi rớt, cũng là buồn vậy.

Trích cụ Tú Xương mấy câu:

Hễ mai tớ hỏng, tớ đi ngay!
Giỗ tết từ đây nhớ lấy ngày!
Học đã sôi cơm nhưng chửa chín
Thi không ăn ớt thế mà cay!

Tại sao cụ thi rớt? thời đó, học tiếng Tây, tiếng Ta, tiếng đủ thứ... nên lộn xộn. Cứ cho là thế. Bây giờ, có quy củ, vậy mà rớt vì nhiều lý do lạ đời.

Báo Thanh Niên kể chuyện: Cách chức 2 trưởng phòng 'hô biến' thí sinh đậu thành rớt...

Từ một thí sinh dự thi và trúng tuyển giáo viên, nhưng sau đó chị Lê Thị Thanh Diệu nhận được công bố không đủ điểm, cô phải đi làm công nhân 1 năm và kêu cứu đến UBND huyện Bến Lức.

Bản tin báo TN ghi rằng vào chiều 8.9, ông Nguyễn Văn Triều - Chủ tịch UBND huyện Bến Lức, tỉnh Long An - đã chính thức xác nhận thông tin ký quyết định cách chức 2 trưởng phòng cấp huyện, là ông Huỳnh Thiện Kính - Trưởng phòng Nội vụ huyện và ông Đặng Thanh Nhu - Trưởng phòng Giáo dục và đào tạo huyện Bến Lức, do vi phạm quy định trong thi tuyển dụng giáo viên năm 2015.

Quyết định được tổ chức công bố vào chiều 8.9 tại UBND huyện, ông Triều cho biết.

Theo hồ sơ, ngày 6.9.2015, trong kỳ thi tuyển dụng giáo viên tin học vào Trường tiểu học Thạnh Hòa năm 2015, chị Lê Thị Thanh Diệu là thí sinh đạt điểm cao nhất tại hội đồng này. Kết quả là như vậy, tuy nhiên sau đó chị nhận được thông báo trượt công chức. Thí sinh thi cùng đợt thấp điểm hơn là chị Nguyễn Thị Thùy Trang lại đủ điểm đậu và trở thành giáo viên đi dạy một năm tại Trường tiểu học Nguyễn Văn Siêu.

Không đồng tình với kết quả trên, chị Diệu gởi đơn khiếu nại, do thời gian chờ đợi kéo dài chị Diệu lên quận 2, TPSG làm công nhân kiếm sống.


Kết quả xác minh và những người liên quan thừa nhận: tham gia “lật kèo” từ đậu thành rớt đối với trường hợp chị Diệu, có các ông Kính, ông Nhu và ông Võ Văn Yên - Phó phòng Giáo dục và đào tạo huyện Bến Lức (hiện đã nghỉ hưu). Họ đã câu kết chỉnh sửa bớt điểm thi của chị Diệu.

Cuối tháng 7.2016, Chủ tịch UBND huyện Bến Lức Nguyễn Văn Triều ký quyết định về việc tuyển dụng viên chức đối với Lê Thị Thanh Diệu và bố trí công tác tại Trường Tiểu học Nguyễn Văn Siêu, thị trấn Bến Lức, huyện Bến Lức để tập sự vào chức danh nghề nghiệp tiểu học hạng 3 kể từ ngày 1.8.

Báo Thanh Niên ghi thêm:

“Kèm quyết định tuyển dụng chị Diệu, UBND huyện Bến Lức cũng đã quyết định thu hồi việc bổ nhiệm giáo viên đối với Nguyễn Thị Thùy Trang. Như vậy chị Trang chấm dứt là “giáo viên” sau khi được "hô biến" từ rớt thành đậu.”

Còn ông Võ Văn Yên - Phó trưởng phòng Giáo dục và đào tạo huyện - đã nghỉ hưu sẽ chỉ bị kiểm điểm ở chi bộ đảng.

Không thấy tù tội, bôi thường... Không thấy điêu tra tội nhận hối lộ, một trường hợp có thể tin là có.

Nghĩa là, hạ cánh an toàn.

Cũng nên nhắc về bản tin báo Người Lao Động viết theo báo Bình Thuận Online ngày 14/7/2016 về chuyện: Nhầm điểm “hy hữu” tại kỳ thi công chức.

Chuyện vừa xảy ra trong kỳ thi tuyển dụng cán bộ công chức phường, xã do UBND TP. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận tổ chức.

Lúc đó, cộng điểm nhầm, theo tin này:

“...chị Cẩm như đổ sụp khi được thông báo kết quả chấm phúc khảo của thí sinh dưới mình là Phạm Ngọc Huy Bảo không có gì thay đổi, tuy nhiên trong quá trình cộng điểm thi, Hội đồng giám khảo đã cộng nhầm điểm của thí sinh Bảo, và sai đến 12 điểm (75 thành 87 điểm) môn viết chuyên ngành. Do đó, chị Cẩm là người có số điểm thấp hơn Bảo và trượt trong kỳ thi.”

Bi thảm. Thế hệ trẻ bị xử ép như thế. Tương lai đất nước về đâu... khi điểm cứ lộn ngược như thế?

Kỳ lạ, các kỳ thi đầy ớt... quá cay.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nỗi lo thiếu thủy sản… Báo Tiền Phong kể: Các nhà máy chế biến thủy sản thiếu nguyên liệu trầm trọng…
Nước nghèo, dân số tương đối, nhưng rác nhựa lên hàng dư thừa… Đó là chuyện VN.
Cán bộ tưng bừng bia rượu trong giờ làm việc là thường… Bây giờ sẽ bị cấm.
Thủ đô vẫn luôn luôn không giống ai: Hà Nội không thoát nổi ô nhiễm….
“Giang hồ hiểm ác!” là châm ngôn thường được nhắc tới trong các truyện kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung. Thực tế giang hồ trong tiểu thuyết và giang hồ ở ngoài đời có lẽ chẳng khác nhau bao nhiêu, như chuyện các tay giang hồ đâm chém nhau tại Sài Gòn, Bình Dương trong mấy ngày qua mà báo mạng VNExpress cho biết dưới đây.
So với mức lương của người dân VN hiện nay thì 1.2 triệu đôla một năm trả cho huấn luyện viên đội tuyển quốc gia VN gốc Nam Hàn Park Hang Seo là rất cao dù so với nhiều nước trên thế giới thì không có gì là cao, nhưng điều lạ là tin này trong nước chưa biết thì Thái Lan, Nam Hàn đã biết
Tại sao phải đợi đến 3 tiếng đồng hồ và phải có thỏa thuận bằng giấy tờ chứ không được nói miệng thì các cơ quan truyền thông mạng mới được đăng lại tin của báo giấy?
Hàng ngàn người dân cư ngụ tại một chung cư tại tỉnh Nghê An đã phải di tản vì chung cư bốc cháy dữ dội, theo bản tin của báo Người Đưa Tin cho biết hôm 6 tháng 11.
Đồng Bằng Sông Cửu Long đang quên đi chuyện nước mặn dâng cao mà tập trung vào cuộc vui lễ hội Ook Om Bok mà trong đó thi đua ghe ngo là hào hứng nhất
Cái gì lâu đời thuộc về văn hóa dù là văn hóa vật thể cũng đều quý hiếm như cây thị 900 tuổi tại Chùa Đồng Phúc thuộc tỉnh Quảng Ninh tại miền Bắc Việt Nam được liệt vào si sản văn hóa của Việt Nam
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.