Hôm nay,  

Lên Trời Kiếm Sống

01/01/200500:00:00(Xem: 5231)
Bạn,
Chuyện trong lá thư này là chuyện những người dân ở vùng Bảy Núi, tỉnh An Giang, kiếm sống bằnng nghề leo hái cây thốt nốt ở độ cao 10 đến 15 mét. Đây là nghề hết sức nguy hiểm. Người làm nghề leo thốt nốt không có bất kỳ dụng cụ bảo hộ nào, vậy nê n nguy cơ "sinh nghề tử nghiệp" rất cao... Báo Pháp Luật TPSG viết như sau.
Từ lâu, tại An Giang, khai thác nước cây thốt nốt (loại cây thân giống cây dừa, lá giống lá cọ, cho nước uống giải khát hoặc nấu ra đường) đã trở thành thu nhập chính của nhiều gia đình vùng Bảy Núi. Chỉ riêng tại Văn Giáo, huyện Tịnh Biên, toàn xã có hơn 600/1 ngàn 813 hộ dân sống nhờ cây thốt nốt. "Đây là nghề hết sức nguy hiểm". Một viên chức của xã Văn Giáo, nói với phóng viên như vậy. Chỉ cho phóng viên xem những thân thốt nốt cao từ 10 đến 15 m, viên chức này giải thích: "Thốt nốt tối thiểu 15 năm mới bắt đầu thu hoạch nên cây nào cũng cao tuốt trên trời. Người làm nghề thu hoạch thốt nốt phải dùng cây tre gai đực buộc cặp vào thân cây làm điểm tựa (cây đài) mới có thể leo lên tới ngọn (một cây thốt nốt phải sử dụng 2-3 cây đài nối với nhau). Họ leo khơi khơi trên những nhánh tre, không có bất kỳ dụng cụ bảo hộ nào nên khi giông gió hoặc cây đài hư mục thì té xuống đất là điều không thể tránh khỏi". Chưa có ai thống kê chính thức đã có bao nhiêu người bị té nhưng hầu như năm nào cũng xảy ra tai nạn.

Câu chuyện bi thương của ông Cul ở ấp Đây Cà Hom là nỗi ám ảnh thường xuyên của người leo thốt nốt. Ông Cul rất kỹ lưỡng, không bao giờ ông dùng một cây đài quá hai năm. Thế nhưng lần đó, ông Cul đang ngồi trên ngọn thốt nốt cao gần 15 m thì giông gió đùng đùng nổi lên, hất ông xuống đất chết ngay tại chỗ.
Do đặc điểm nước thốt nốt không thể để quá 12 tiếng đồng hồ nên mỗi ngày người thợ phải hai lượt leo lên tuột xuống thân thốt nốt (không kịp thì phải leo luôn ban đêm). Lâu nay ở Văn Giáo có một cái lệ cứ tầm 8-9 giờ tối mà thấy chồng đi chưa về là mấy bà vợ lại la làng nhờ hàng xóm khiêng võng ra gốc thốt nốt kiếm. Bởi giờ đó mà chưa về đến nhà thì chỉ có... té thốt nốt chứ chẳng đi đâu.
Bạn,
Cũng theo báo PLSG, điều đắng chát là hầu như những người làm nghề leo thốt nốt chẳng ai được sở hữu cây nào. Cứ đến mùa, họ đi thuê của các chủ vườn để khai thác với giá 50 ngàn đến 70 ngàn đồng/cây (mỗi người thuê từ 20 đến 30 cây, tùy theo sức vóc). Tre làm cây đài và dây kẽm để cột đài vào thân thốt nốt họ cũng đi mua tất tần tật. Tiền thuê cây, tiền mua tre, tiền củi để nấu nước cô lại thành đường thốt nốt đã chiếm đến 3/4 giá bán đường: Huê lợi mà những người đang đánh đổi công sức, sinh mạng nhỏ nhoi của mình để "lên trời kiếm cơm" chỉ đủ đắp đổi qua ngày.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.