Hôm nay,  

Nan Đề Thất Nghiệp

21/08/201600:00:00(Xem: 3711)
Bây giờ là sắp hết hè, chuẩn bị vào thu... Học sinh lại lo chuyện học, nhưng lòng ai cũng ngổn ngang, nghĩ về tình hình thất nghiệp. Nghĩa là, học xong cử nhân, thạc sĩ cũng không chắc gì có việc làm.

Bản tin Zing/VietnamPlus ghi nhận: Gần 200.000 thạc sĩ, cử nhân thất nghiệp...

Bản tin kể rằng, lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật có tỷ lệ thất nghiệp cao hơn đặt ra bài toán cần phải đổi mới đào tạo tương ứng với nhu cầu tuyển dụng.

Đây là thông tin được đưa ra trong buổi họp báo công bố Bản tin cập nhật thị trường lao động quý 2 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức ngày 17/8 tại Hà Nội.

Theo bản tin thị trường lao động quý 2, chất lượng lao động thể hiện qua tỷ lệ qua đào tạo nói chung cải thiện chậm, chiếm 20,62% lực lượng lao động, chỉ tăng 0,56% so với cùng kỳ năm trước.

Riêng nhóm lao động trình độ đại học trở lên và nhóm cao đẳng nghề có sự gia tăng đáng kể. Tuy nhiên, nhóm này cũng là nhóm có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất.

Trong quý 2 cả nước có hơn 1 triệu người trong độ tuổi lao động bị thất nghiệp, trong đó có tới hơn 418.000 người có chuyên môn kỹ thuật. Đặc biệt, thất nghiệp nhiều nhất là nhóm trình độ đại học trở lên với hơn 191.000 người, tiếp đến là cao đẳng chuyên nghiệp với 94.800 người và trung cấp chuyên nghiệp với 59.100 người.

Tỷ lệ thất nghiệp của người có trình độ cao đẳng chuyên nghiệp (6,6%), đại học trở lên (4%) là cao nhất.

Trong quý 2, nhóm lao động có bằng trung cấp có nhu cầu tìm việc làm nhiều nhất, chiếm 30,9%, tiếp theo là nhóm có trình độ cao đẳng (chiếm 19,2%)và đại học trở lên (chiếm 16,8%).

Nhóm nghề có trình độ chuyên môn như kế toán - kiểm toán, quản trị kinh doanh, nhân sự... là những nhóm nghề có số lượt người tìm việc nhiều nhất. Trong khi đó, nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp lớn chủ yếu tập trung vào các công việc lao động phổ thông, chăn nuôi, cơ khí chế tạo, bán hàng, nhân viên kinh doanh, dệt may, điện tử...

Trong khi đó, Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn ghi nhận: Số cử nhân thất nghiệp có xu hướng chững lại.


Ban tin TBKTSG viết:

“Bản tin mới nhất về thị trường lao động trong nước cho thấy, số thất nghiệp trong nhóm lao động có chuyên môn kỹ thuật đã chững lại, gần như không thay đổi so với quý trước. Song, tỉ lệ lao động qua đào tạo đại học, trên đại học trong lực lượng lao động vẫn tăng cao...

...Doanh nghiệp nhà nước tiếp tục có thu nhập bình quân tháng cao nhất (6,72 triệu đồng) song khoảng cách thu nhập với các nhóm còn lại đã giảm xuống.

Thực tế, khu vực nhà nước luôn được coi là khu vực trì trệ, năng suất lao động thấp và có mức thu nhập “không đủ ăn”. Nhưng điều tra trong bản tin cho thấy khu vực này luôn có mức lương cao nhất (6,72 triệu đồng), thậm chí cao hơn cả khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (5,53 triệu đồng).”

Trong khi đó, Báo Lao Động ngày 15/8/2016 kê chuyện ở Đồng Bằng Sông Cửu Long: nhiều gia đình sau khi đánh đổi cả gia tài, sức khỏe cho con, em ăn học, nay lại phải “vay nóng, vay lạnh” để cử nhân quay trở lại học làm thợ, nuôi hy vọng tìm việc làm.

Bản tin LĐ kể:

“Sau 3 năm làm đủ các nghề: Tiếp thị sản phẩm, bán bảo hiểm xe máy, phụ gia đình buôn bán... để chờ cơ hội mà vẫn không xin được việc làm đúng nghề, kỹ sư nuôi trồng thủy sản Nguyễn Thị Thủy Tiên (SN 1991, ấp 6B, xã Trường Xuân, huyện Tháp Mười - Đồng Tháp) quyết định tìm đến lớp trung cấp thú y tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Đồng Tháp với hy vọng mở rộng cơ hội tìm việc làm. Phải mất 7 năm để quay lại vị trí thấp hơn điểm xuất phát, quả là bước “thụt lùi” quá lớn.

Nhưng xem ra Tiên vẫn còn may hơn Trần Minh Phước (SN 1986, xã Ba Sao, huyện Cao Lãnh - Đồng Tháp). Tốt nghiệp kỹ sư khoa học môi trường năm 2011, Phước không chỉ là niềm hãnh diện của gia đình mà còn là tấm gương cho trẻ em vùng thuần nông này, nhưng sau 5 năm không tìm được việc làm đúng nghề, Phước chấp nhận vào học trung cấp thú y chung với Thủy Tiên.”

Đó cũng là nỗi buồn chung cho cả nước. Tại sao? Lẽ ra ngừa trước được?

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nỗi lo thiếu thủy sản… Báo Tiền Phong kể: Các nhà máy chế biến thủy sản thiếu nguyên liệu trầm trọng…
Nước nghèo, dân số tương đối, nhưng rác nhựa lên hàng dư thừa… Đó là chuyện VN.
Cán bộ tưng bừng bia rượu trong giờ làm việc là thường… Bây giờ sẽ bị cấm.
Thủ đô vẫn luôn luôn không giống ai: Hà Nội không thoát nổi ô nhiễm….
“Giang hồ hiểm ác!” là châm ngôn thường được nhắc tới trong các truyện kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung. Thực tế giang hồ trong tiểu thuyết và giang hồ ở ngoài đời có lẽ chẳng khác nhau bao nhiêu, như chuyện các tay giang hồ đâm chém nhau tại Sài Gòn, Bình Dương trong mấy ngày qua mà báo mạng VNExpress cho biết dưới đây.
So với mức lương của người dân VN hiện nay thì 1.2 triệu đôla một năm trả cho huấn luyện viên đội tuyển quốc gia VN gốc Nam Hàn Park Hang Seo là rất cao dù so với nhiều nước trên thế giới thì không có gì là cao, nhưng điều lạ là tin này trong nước chưa biết thì Thái Lan, Nam Hàn đã biết
Tại sao phải đợi đến 3 tiếng đồng hồ và phải có thỏa thuận bằng giấy tờ chứ không được nói miệng thì các cơ quan truyền thông mạng mới được đăng lại tin của báo giấy?
Hàng ngàn người dân cư ngụ tại một chung cư tại tỉnh Nghê An đã phải di tản vì chung cư bốc cháy dữ dội, theo bản tin của báo Người Đưa Tin cho biết hôm 6 tháng 11.
Đồng Bằng Sông Cửu Long đang quên đi chuyện nước mặn dâng cao mà tập trung vào cuộc vui lễ hội Ook Om Bok mà trong đó thi đua ghe ngo là hào hứng nhất
Cái gì lâu đời thuộc về văn hóa dù là văn hóa vật thể cũng đều quý hiếm như cây thị 900 tuổi tại Chùa Đồng Phúc thuộc tỉnh Quảng Ninh tại miền Bắc Việt Nam được liệt vào si sản văn hóa của Việt Nam
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.