Hôm nay,  

Học Sinh Chơi ‘dế’

02/01/200500:00:00(Xem: 5080)
Bạn,
Tại 1 trường trung học phổ thông (lớp 10-12) ở thành phố SG, mỗi khi tiếng trống tan học vang lên, cũng là lúc hàng loạt các chuông điện thoại di động (ĐTDĐ) của nhóm học sinh nhà giàu í ới gọi nhau với đủ các loại âm thanh. Phần lớn đó là các tin nhắn, các cuộc gọi hò hẹn. Báo Ngôi Sao gọi đây là trò chơi dế và ghi nhận như sau.
Có thể dễ dàng bắt gặp những lớp học trong trường cấp 3 mà có tới 2/3 học sinh có ĐTDĐ. Nguyên nhân chính làm tràn ngập ĐTDĐ trong lứa tuổi học sinh trung học là do nhiều mạng điện thoại đua nhau ra đời và giá cước đang hạ thấp. Nhiều chương trình khuyến mãi được các hãng điện thoại tung ra nhằm lôi kéo khách hàng sử dụng, như giá cước Viettel chỉ tính có 6 giây/block và chỉ cần hòa mạng sẽ tặng 168 ngàn đồng; S-Fone, Cityphone tặng máy cho khách hàng sử dụng... Mặt khác, nhiều mẫu điện thoại mới liên tục được tung ra thị trường với những tính năng hấp dẫn giới trẻ như tải nhạc chuông từ mạng Internet hoặc từ CD nén có nhiều bài hát đang "hot", tải đoạn phim hoặc file ảnh khá thuận lợi với nhiều kiểu "độc"! Một số gia đình khá giả thì có quan niệm ĐTDĐ chẳng có hại gì cho lớp trẻ, hơn nữa nhờ đó mà quản lý chúng dễ hơn.

Hiện tượng học sinh sử dụng ĐTDĐ quá nhiều khiến các thầy cô giáo bực mình. Tại TP SG, nhiều trường cấm tiệt học sinh sử dụng vì ĐTDĐ đã ảnh hưởng xấu đến quá trình tập trung tiếp thu bài giảng của học sinh. Hiện tượng lơ là việc học vì quá chú trọng đến chiếc máy "sành điệu" cũng đã xuất hiện nhiều nơi. Một số trường đưa ra biện pháp mạnh bằng cách tịch thu máy những học sinh vi phạm. Tuy nhiên, học sinh cũng có cách đối phó với những quy định này. Tài, một học sinh lớp 11, cho biết: "Dù bị cấm nhưng chúng em vẫn xài thoải mái bằng cách để chế độ rung và "chat" qua tin nhắn". Một số khác khá hơn, tắt hẳn máy trong giờ học. Nếu bị giám thị bắt thì ỉ ôi nhờ phụ huynh vào trường xin bảo lãnh rồi đem điện thoại về xài tiếp!
Bạn,
Báo Ngôi Sao viết tiếp: một giáo viên Trường trung học phổ thông Marie Curie kể, có lần trong khi coi thi, cô nhìn thấy một em học sinh nữ có những thái độ bất thường: bàn tay trái lúc nào cũng để trên hộp đựng viết. Sinh nghi, cô yêu cầu học sinh này phải mở hộp ra để kiểm tra thì lòi ra chiếc ĐTDĐ với đầy những tin nhắn là bài giải các đề thi. Tất nhiên, em học sinh này đã phạm vào quy chế thi, nhưng để nhắn được đề thi ra ngoài và nhận tin nhắn mà không có chuông báo như thế này thì không phải giáo viên nào cũng phát hiện được.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.