Hôm nay,  

Ngành Xuất Bản Khó Lời?

11/08/201600:00:00(Xem: 3043)
Có phải rằng ngành xuất bản sách tại Việt Nam rat khó có lời? Phải chăng vì dân Viet lười đọc sách? Hay vì đất nước tiết kiệm rừng, nên giấy để xuất bản sách không có đủ gỗ cung cấp? Hay có phải, chính phủ chỉ muốn dân chúng mở TV xem phim bộ Hồng Kong, còn chuyện đọc sách nhiều là dễ có dị kiến? Hay phải chăng, cần tới cán bộ ô dù mới có thể kiếm sống bằng nghề xuất bản?

Báo VietTimes kể chuyện bi thảm: Dân ít đọc sách, ngành xuất bản ốm nặng.

VietTimes kể rằng theo báo cáo tổng kết của Ban bí thư Trung ương Đảng về nâng cao chất lượng toàn diện ngành xuất bản, tính đến năm 2015, chỉ có 33/61 nhà xuất bản đủ điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật.

Bản tin VietTimes viết:

"Tuy nhiên, bình quân doanh thu của các nhà xuất bản hiện chỉ từ 1-5 tỷ đồng mỗi năm, phần nhiều là các nhà xuất bản có doanh thu dưới 1 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, các chỉ tiêu về phát triển số lượng sách và chất lượng sách của ngành xuất bản cũng không đạt chỉ tiêu 6 bản sách/người vào năm 2010. Cụ thể là đến nay mới đạt 4 đầu sách/người. Trong khi con số này ở các nước phát triển với 15 đầu sách/người."

Nghĩa là, dân VN khong ưa đọc sách như quốc tế. Tại sao không ưa đọc sách, có phải vì quá nghèo?

Bản tin Zing ghi nhận: 6 nhà xuất bản thuộc Bộ VH-TT-DL thua lỗ hàng chục tỷ đồng.

Bản tin Zing ghi lời Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Huỳnh Vĩnh Ái, tổng vốn nhà nước đầu tư cho 6 nhà xuất bản thuộc Bộ là 39 tỷ đồng nhưng hiện tại chỉ còn 21 tỷ đồng.

Nghĩa là, tiền vốn bốc hơi.

Ông Ai ghi nhận, theo Zing:

"...ông Huỳnh Vĩnh Ái, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đánh giá tình hình kinh doanh của các nhà xuất bản (NXB) thuộc Bộ không hiệu quả. Doanh thu của 6 NXB chỉ đạt 2,5 - 5 tỷ đồng/năm. Riêng NXB Văn hóa - Thông tin và NXB Âm nhạc có số lỗ lên tới 18 tỷ đồng. Cụ thể, 2 đơn vị này đã mất toàn bộ số vốn của nhà nước đầu tư là 10 tỷ đồng và âm tiếp 8 tỷ đồng.

6 NXB thuộc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch gồm: Thế giới, Văn hóa dân tộc, Văn hóa thông tin, Âm nhạc, Văn học, Thể dục thể thao giảm nghiêm trọng. Đến tháng 6/2016, vì hoạt động không hiệu quả, tổng số vốn nhà nước giao cho các đơn vị này là 39,1 tỷ đồng nhưng giá trị thực tế chỉ còn 21 tỷ đồng.


Nhằm thu gọn các đơn vị hoạt động kém hiệu quả, phương án được đưa ra là sáp nhập NXB. Hiện Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã đề nghị sáp nhập NXB Văn hóa - thông tin và Âm nhạc vào NXB Văn hóa dân tộc. Tuy nhiên, thủ tục sáp nhập, quy định về xử lý nợ, cấp vốn bổ sung... lại đang gặp vướng mắc vì vậy các bên vẫn chưa ký được hợp đồng sáp nhập.

Thứ trường Huỳnh Vĩnh Ái đề nghị: "Nên áp dụng cơ chế đặc thù để xử lý lỗ kế, cấp bổ sung vốn điều lệ cho NXB Văn hóa dân tộc để đủ điều kiện sáp nhập. Xóa nợ tiền thuê nhà, thuê đất không có khả năng thanh toán cho 2 NXB bị sáp nhập. Xóa hoặc cho áp dụng cơ chế để xử lý khoản nợ hơn 5 tỷ đồng"..."

Tuy nhiên, thực tế là vẫn có nhà xuất bản lời khủng...

Đó là chuyện ở Đà Nẵng.

Báo Tuổi Trẻ hôm 10/8/2016 kể chuyện về ĐH Kinh tế Đà Nẵng: Lục tung thư viện để trả lại sách...

Tại sao phải lục tung thư viện để trả sách?

Chuyện naỳ bí hiểm, và nhờ thế, nhà xuất bản mới có lợi tức.

Bản tin TT kể rằng đó là vụ việc đang xảy ra ở Trường đại học Kinh tế Đà Nẵng. Dù chưa có nhu cầu về một số loại sách nhưng hiệu trưởng nhà trường vẫn ký mua sách mà không đấu thầu.

Sau khi sự việc bị phanh phui, nhà cung cấp sách phải "thối lại" cho trường 9,3 tỉ đồng, còn trường thì đi lục tung thư viện lên để tìm sách trả lại.

Theo kết luận của Kiểm toán Nhà nước, khi ký kết hợp đồng mua sách, Trường đại học Kinh tế Đà Nẵng không tiến hành thương thảo, hoàn thiện hợp đồng làm cơ sở ký kết, và giá mua đúng bằng giá nhà cung cấp chào hàng.

Bản tin Tuổi Trẻ ghi rằng người đã ký các quyết định chỉ định thầu là ông Trương Bá Thanh (lúc đó là hiệu trưởng Trường đại học Kinh tế Đà Nẵng, nay là phó giám đốc Đại học Đà Nẵng).

Bản tin viết:

"Kết quả kiểm toán cũng chỉ ra các sai phạm về việc mua sách trong năm 2014 tại Trường đại học Kinh tế Đà Nẵng như sau: trường đã thực hiện việc mua sách với tổng số tiền hơn 21,8 tỉ đồng."

Đó là mới riêng năm 2014. Còn các năm khác thì sao?

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.