Hôm nay,  

Ăn Đủ Thứ, Bán Đủ Thứ

31/07/201600:00:00(Xem: 3559)
Ông bà mình có câu:

Ăn tàn ăn mạt, ăn nát cửa nhà

Con gà nuốt trộng, cá bống nuốt tươi...

Than ôi, thời nay quan chức ăn vô độ, cửa nhà nhà bỗng rộng thênh thang nhiều lần thêm.

Còn chuyện rất nhỏ là “con gà, cá bống...” là xưa rồi.

Báo Giao Thông kể lời quan chức thảo luận qua bản tin “Ăn và bán không từ thứ gì nhưng luôn "đúng quy trình"...”

Hóa ra, không phải chuyện nuốt trộng hay nuốt tươi, mà là “nuốt đúng quy trình...”

Báo Giao Thông kể:

“Sáng nay 25/7, Quốc hội thảo luận về dự kiến Chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2017.

Ủng hộ nội dung giám sát về bộ máy hành chính, ĐB Bùi Văn Phương (Ninh Bình) cho rằng, nếu chúng ta muốn bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh, liêm chính thì chắc chắc phải đặt ra vấn đề này. "Bộ máy của chúng ta dường như là kín, đầy đủ, chặt chẽ từ thôn xóm, tổ dân phố nhưng tại sao vẫn xảy ra rất nhiều chuyện để người dân ai oán?" - ĐB Phương đặt vấn đề.

Theo ĐB Phương, chúng ta để người dân ăn bẩn ảnh hưởng sức khoẻ; để môi trường ô nhiễm tức là bộ máy cán bộ không làm tròn trách nhiệm. Trước đây có đề cập đến việc “ăn không từ thứ gì” thì nay thêm từ “bán không từ thứ gì”.

"Có người nói năng lực kém, nhưng cử tri nói năng lực không hề kém vì việc đó người dân biết cả, nhưng đằng sau có lợi ích chi phối nên làm ngơ cho xả thải chất độc ra môi trường, cho hàng gian, hàng giả lộng hành. Cái này là do phẩm chất đội ngũ cán bộ" - ĐB phân tích và cho rằng, cần xem lại việc quy trách nhiệm của cán bộ.

Dẫn câu chuyện mà ĐB Nguyễn Bá Thuyền từng kể về "cháu nhỏ chơi chạy trốn", nhưng trốn đâu cũng bị bắt, cuối cùng: “Cháu cứ trốn vào tập thể là không bắt được”, ĐB Phương cho rằng đâu là câu chuyện vui nhưng để thấy rằng nếu không quy trách nhiệm cá nhân thì với tập thể đều không xử lý được...”

Nghĩa là, bây giờ, có động từ đi kèm với ăn là bán.

Có bán mới có ăn. Nhưng không phải bán cái mình có... Coi chừng, hễ bán cái mình có, các quan chức sẽ kêu công an bắt ngay, vì đó là “bán mình”... lại thê thảm.

Chuyện “bán mình” là chuyện đơn lẻ, bất đát dĩ, tận đường cùng... nhưng khi “bán chúng mình” thì sao? Nghĩa là, “trốn vào tập thể” sẽ không ai bắt được, nghĩa là, nếu “bán nước” sẽ thoát hiểm?

Báo Pháp Luật cũng có bản tin “Bán không từ thứ gì, ăn không từ thứ gì” trong đó ghi lời ông Đại biểu Bùi Việt Phương (Ninh Bình) kể về cụm từ “bán không từ thứ gì”... Bán từ giấy chứng nhận VietGAP, bán giấy chứng nhận sản phẩm lưu hành, bán chứng nhận con dấu…

Đặc biệt, một ông đại biểu kể về chuyện bà Bộ Trường đi thanh tra.

Báo Pháp Luật kể:

“...ĐB Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Bình) cho rằng “bộ máy nhà nước tự thân không làm nên được điều gì mà được tạo nên từ hành động của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức”.

Theo ông Cương, nếu đội ngũ công chức, viên chức biết đến trách nhiệm và bổn phận của mình thì sẽ không có một nền hành chính nhiều ách tắc phiền hà, không có đầu tư dàn trải, hàng triệu đôla lãng phí mỗi năm, không có việc xả thải làm ô nhiễm môi trường ở một số tỉnh miền Trung vừa qua, việc cấp khống giấy chứng nhận chất lượng thủy sản, thức ăn chăn nuôi làm nông dân khốn đốn...

Nếu có bộ máy chính quyền địa phương vững mạnh thì không có tình trạng thực phẩm bẩn tràn lan như hiện nay, không có hàng chục vạn hộ dân nghèo khốn đốn về đa cấp...

“Mới đây, khi Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đích thân đi kiểm tra về an toàn vệ sinh thực phẩm ở một địa phương, khi đoàn kiểm tra đến chỉ kiểm tra một cơ sở thôi thì tất cả cơ sở khác được mật báo, đóng cửa hết, án binh bất động chờ đoàn kiểm tra đi qua. Tôi cứ phân vân tự hỏi vai trò của địa phương ở đây là gì, chính quyền ở đâu cũng có bộ máy đầy đủ, cán bộ, công chức đông đảo nhưng hễ có việc gì xảy ra thì không biết, không thấy rõ khuyết điểm chính thuộc về ai, cái gì cũng đúng quy trình” - ông Cương nói...”

Tuy nhiên, bán con dấu là chuyện nhỏ. Câu hỏi cũng cần nêu: có ai bán nước chưa?

Báo Giáo Dục VN hôm 27-7-2016 có bài của tác giả Xuân Dương tựa đề “Nhận diện nhóm lợi ích “bán nước, hại dân”...”

Bài viết không nói chuyện bán, nhưng là nhiều động từ khác cũng nguy hiểm như thế, hay nguy hơn thế nữa:

“...Những hành động làm băng hoại đạo đức xã hội, biến Nhà nước thành công cụ trấn áp nhân dân, phá hoại khối đoàn kết toàn dân; gây thiệt hại kinh tế… không đơn thuần chỉ là hại dân, hại nước.

Đó chính là hành động “bán nước, hại dân” bởi chúng làm suy yếu khối đoàn kết dân tộc, suy yếu lực lượng vũ trang, khiến đất nước lệ thuộc vào nước ngoài về kinh tế, quân sự, bị đồng hóa về văn hóa…

Những kẻ đang hàng ngày đem tiền thuế của dân mua đồ phế thải từ nước ngoài, biến đất nước thành bãi rác công nghiệp;

Đổ hàng nghìn tỷ tiền mồ hôi, nước mắt của dân vào các công trình để rồi bỏ hoang;… làm cho đất nước nghèo đi, khiến đứa bé vừa chào đời đã trở thành con nợ, khiến tài nguyên cạn kiệt, ô nhiễm tràn lan, tệ nạn xã hội hoành hành;

Khiến người dân suy giảm niềm tin vào thể chế, vào đội ngũ cán bộ, không thể gọi với cái tên nào khác ngoài cụm từ “bán nước, hại dân”.

Theo nghĩa đó, những cá nhân ở Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp dung túng cho 11 đơn vị cấp chứng nhận bừa bãi hàng nghìn sản phẩm phân bón vô cơ và hữu cơ trên địa bàn cả nước, gây thiệt hại không thể đo lường hết nền cho nông nghiệp và nông dân chính là hành động “bán nước, hại dân”.

Theo nghĩa đó, những công bộc ở Tổng cục Thủy sản - Bộ Nông nghiệp, bán giấy chứng nhận cho 668 sản phẩm dùng cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản, 140 sản phẩm thức ăn thủy sản không qua kiểm định chất lượng khiến thế giới cảnh giác với sản phẩm thủy sản Việt Nam, khiến người Việt phải ăn thực phẩm độc hại chính là “bán nước, hại dân”.

Không phải chỉ có thế, những kẻ tiếp tay cho người nước ngoài thuê đất thuê rừng tại các địa bàn chiến lược, tạo điều kiện cho họ đầu độc cả đất, cả biển, cả trời khiến người dân phải rời bỏ nơi sinh sống (Tienphong.vn 22/7/2016); những cá nhân đang tiếp tay cho người Trung Quốc bôi xấu lịch sử đất nước và con người Việt Nam ngay trên quê hương mình chính là “bán nước, hại dân”....”

Đành thở dài thôi. Nơi đây, xin lấy mấy câu ca dao Bạc Liêu để kể về chọn lựa định hướng xã hội chủ nghĩa:

Thiếu chi hoa lí hoa lài,
Mà anh đi chọn hoa khoai trái mùa,
Hoa khoai chịu nắng chịu mưa,
Hoa lài hoa lí chưa trưa đã sầu...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Cuộc chiến thương mại vẫn xảy ra chung quanh hàng Việt Nam xuất cảng…Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp ghi nhận: Sau khi áp thuế chống trợ cấp 12% với ống thép không gỉ từ Việt Nam, Ấn Độ lại tiếp tục điều tra chống trợ cấp đối với ván sợi bằng gỗ.
Trộm kỹ thuật của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh quốc, Pháp quốc… Lấn chiếm Biển Đông của VN, Philippines… Bây giờ TQ cũng chôm cả văn hóa VN, nói rằng áo dài VN là truyền thống thời trang Trung Hoa…
Xây cầu, rủ nhau xây cầu… Nhà nước xây không nổi, cạn tiền, nên vay tiền quốc tế để xây cầu…
Thiếu thịt heo, đặc biệt là dịp Tết sắp tới… Báo Vietnam Finance ghi nhận: Từ đây đến Tết, mỗi tháng sẽ thiếu khoảng 70.000 tấn thịt heo.
Vậy là huề… Trận bóng đá mọi người hồi hộp chờ, vậy là huề. Bản in TTXVN kể: Tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan đã cầm hòa nhau 0 - 0 ở lượt trận thứ 5 bảng G vòng loại World Cup 2022 diễn ra trên sân Mỹ Đình tối 19/11.
Nhức nhối vẫn là chuyện mua hàng ngoại về rồi dán thương hiệu hàng Việt… Infonet ghi lời một quan chức về tình hình “Nhập hàng nước ngoài về cắt mác dán nhãn Made in VN: Chúng ta đang tự giết chúng ta!”
Có nên hợp pháp hóa mại dâm để câu du khách? Các quan chức Hà Nội đã “bức xúc” nêu câu hỏi như thế.
Tình hình ung thư của dân mình có những con số đáng ngại: 70% biết có bệnh ung thư khi đã vào giai đoạn cuối… nghĩa là tới lúc khó chữa trị.
Bán nước với giá cắt cổ, hay giá rẻ mạt? Đó là chuyện Hà Nội mua “hớ” có phải không? Báo Tiền Phong kể chuyện nước sông Đuống bán giá khủng: Hà Nội 'hớ' khi chọn nhà đầu tư?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.