Hôm nay,  

Miền Tây Tan Rã

23/06/201600:00:00(Xem: 4263)
Đó là cơ nguy tan rã Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL)... Nguy cơ này có thật, theo phân tích của báo Thanh Niên.

Bản tin “Nguy cơ tan rã ĐBSCL: Xác định lại chiến lược an ninh lương thực” trên báo Thanh Niên ngày 22-6-2016 ghi nhận, trích:

“ĐBSCL đang nghèo đi, xét từ góc độ phù sa. Chính vì vậy, chiến lược an ninh lương thực quốc gia cần được xác định lại với tầm nhìn dài hạn.

Nhiều năm qua, VN luôn nằm trong nhóm 3 nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Có được lượng gạo xuất khẩu từ 6 - 7 triệu tấn/năm là nhờ tăng vụ. Nhưng hệ quả của việc này là dù đứng trong top đầu các nước xuất khẩu gạo nhưng người nông dân vẫn nghèo.

Theo chuyên gia Nguyễn Hữu Thiện, GDP bình quân đầu người của Lào năm 2013 là 1.638 USD/người/năm, trong khi năm 2014 GDP bình quân đầu người của ĐBSCL chỉ mới đạt 1.242 USD/người/năm...

....Các nghiên cứu chỉ ra rằng, năm 2011 lũ nhỏ hơn năm 2000 nhưng mực nước ở Cần Thơ lại cao hơn 3,9 cm, do đê bao khép kín nhiều hơn. Chỉ tính riêng TP.Cần Thơ, ngập tăng 4 cm sẽ gây thiệt hại cho xã hội từ 3 - 11 triệu USD.

"Vắt kiệt" tài nguyên vì lúa vụ 3

Kênh, đê tăng chóng mặt để phục vụ lúa vụ 3 nhưng cả những người trực tiếp là nông dân và các chuyên gia nông nghiệp đều khẳng định sản xuất lúa vụ 3 không hiệu quả...

...Cụ thể hơn, nghiên cứu của chuyên gia sinh thái ĐBSCL Nguyễn Hữu Thiện (có tham khảo các nghiên cứu về lúa vụ 3) cho thấy: 1 ha lúa sản xuất 2 vụ, lợi nhuận đạt 31 triệu đồng/năm. Làm 3 vụ lợi nhuận tối đa cũng chỉ đạt 37,751 triệu đồng/năm nhưng phải tốn chi phí đắp đê, duy tu bảo dưỡng, trạm bơm...

...ông Thiện cho biết những nghiên cứu gần đây cho thấy các cánh đồng lúa sau 10 năm ở trong đê, nhu cầu phân bón tăng 40% nhưng năng suất vẫn giảm; cá tự nhiên trong mùa lũ cũng giảm vì đê bao khép kín. “Chúng ta cần phải đổi mới tư duy về an ninh lương thực với tầm nhìn dài hơi hơn. Cần làm rõ nội hàm an ninh lương thực cho ai và vì ai. Thay vì vắt kiệt sức khỏe của đất, chúng ta phải tìm cách duy trì sự màu mỡ của nó để có thể khai thác càng lâu càng tốt. Đó mới là chính sách an ninh lương thực cho quốc gia về lâu dài”, ông Thiện đề xuất...”(ngưng trích)

Nghĩa là, ĐBSCL mất dần chất màu, năng suất giảm, lúa vụ 3 gây ngập lụt các thị trấn và do vậy nhiều tốn kém khác phát sinh.

Có thể ngưng lúa vụ 3 hay không? Nếu ngưng, sẽ không có dư gạo xuất khẩu... Còn nguyên nhân khác nữa: Trung Quốc siết cổ dòng sông Mekong.


Báo Thanh Niên qua bài viết “Nguy cơ tan rã đồng bằng sông Cửu Long: Trung Quốc khống chế nguồn nước Mê Kông” hôm 21-6-2016 đã ghi nhận, trích:

“Trung Quốc đã xây dựng 6/8 dự án thủy điện ở phần thượng nguồn sông Mê Kông. Ở phần hạ lưu, cả liên doanh và trực tiếp, họ đầu tư 9/11 dự án.

Tiền chảy về Trung Quốc

Trong 11 dự án (DA) ở hạ nguồn hay còn gọi là thủy điện trên dòng chính sông Mê Kông, Lào có 9 và Campuchia có 2 DA nhưng toàn bộ các DA này do các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư xây dựng theo hình thức BOT (xây dựng, vận hành, chuyển giao).

Theo chuyên gia Nguyễn Hữu Thiện, thời gian xây dựng mỗi con đập trung bình là 8 năm. Trong 25 năm kể từ năm thứ 9 trở đi theo hình thức BOT khoảng 69 - 74% doanh thu thuộc về nhà đầu tư Trung Quốc. Lào và Campuchia chỉ được từ 26 - 31% doanh thu. Điện tạo ra chủ yếu xuất cho Thái Lan...

...“Vùng châu thổ sông Cửu Long sẽ không còn được bồi đắp, nguy cơ tan rã là một sự thật có thể nhìn thấy trước”, TS Tuấn dự báo. Chuyên gia Nguyễn Hữu Thiện bổ sung, khi có đập, nước được giữ lại và chỉ xả ra theo nhu cầu phát điện. Chính vì vậy mà nó sẽ gây ra sự đảo lộn về thời gian nước chảy xuống hạ nguồn ảnh hưởng đến hệ sinh thái, mùa vụ sản xuất, năng suất và cả văn hóa…

Cụ thể hơn về các thiệt hại, báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược cho biết, các DA thủy điện này sẽ có tác động tiêu cực đáng kể đối với nông nghiệp và thủy sản. Giá trị kinh tế của thủy sản tự nhiên vùng hạ lưu vực sông Mê Kông ước tính từ 1,4 - 2 tỉ USD/năm. Nếu các đập được xây dựng, sự thiệt hại về thủy sản trực tiếp ở khu vực có thủy điện ước tính 476 triệu USD/năm, chưa bao gồm thiệt hại dây chuyền ở ĐBSCL và thủy sản biển.

“Điều quan trọng ở sự thiệt hại này không chỉ là con số được quy ra thành tiền mà chính là nguồn dinh dưỡng cung cấp cho hàng chục triệu người dân trong lưu vực. Nguồn dinh dưỡng này khó có thể thay thế. Trong khi đó nguy cơ tan rã ĐBSCL, giảm năng suất cây trồng… là không thể đo đếm được”, ông Thiện nói. TS Tuấn phân tích: Ba trụ cột kinh tế của ĐBSCL là nông nghiệp, thủy sản và dịch vụ. Dịch vụ ở vùng này cũng là dịch vụ phục vụ nông nghiệp và thủy sản. Điều này có nghĩa là chúng ta sẽ mất tất cả các trụ cột kinh tế của ĐBSCL, mất môi trường và… mất tất cả vì thủy điện”....”(ngưng trích)

Miền Tây tan rã, Biển Đông bị siết chặt... Bàn tay Trung Quốc hung hiêm là thế.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.