Hôm nay,  

Khi Nghệ Sĩ Lên Tiếng

01/05/201600:00:00(Xem: 5064)
Cá chết, cua chết, tôm chết, chim chết, biển chết và rừng cũng chết...

Trong khi giới trí thức đưa ra bản Tuyên Bố về môi trường, các nghệ sĩ cùng đưa ra tiếng nói riêng...

Các nghệ sĩ đã xuống đường hôm 29-4 để làm nghệ thuật sân khấu ngoài phố... nhưng rồi công an giải tán, hù dọa và có thể sẽ khởi tố.

Báo Tuổi Trẻ viết qua bản tin về "Nỗi đau của những con cá” bị ngưng biểu diễn tại Huế...

Bản tin TT kể:

“Tại Huế sáng 29-4 có một nhóm nghệ sĩ hóa trang mang theo những con cá và diễu hành qua các đường phố ở hai bờ sông Hương.

Đây là một chương trình nghệ thuật biểu diễn (Performance art) với ý tưởng "Nỗi đau của những con cá” của nhóm nghệ sĩ Viet Art Space gồm Lê Nguyên Mạnh, Maxime Lacino (Pháp), Lý Trực Sơn, Nguyễn Văn Hè, Phạm Chí Líp, Trần Nhật, Philip Pham về tình trạng cá chết ở vùng biển miền Trung.

Ông Vũ Tuấn Anh, đại diện của Viet Art Space, cho biết màn biểu diễn này ra đời từ ngẫu hứng của các nghệ sĩ. Chương trình biểu diễn gần xong thì bị công an yêu cầu ngưng và mời về trụ sở làm việc.

Trả lời báo Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Văn Hà, chánh thanh tra Sở Văn hóa, thể thao & du lịch Thừa Thiên - Huế, cho biết chương trình nghệ thuật này là hoạt động tự phát, chưa thông qua cơ quan quản lý nhà nước, gây mất trật tự giao thông nên công an mới yêu cầu ngưng biểu diễn để giải quyết.

Ông Hà cho biết hiện Công an TP Huế đang thụ lý việc này.”

Bản tin BBC ghi lời một nghệ sĩ, và có bản tin, trích:

“Đoạn clip của nghệ sỹ Trần Dân cho thấy lúc buổi trình diễn "Nỗi đau của cá" ở Huế bị tạm dừng do "có sự can thiệp của công an".

Nhóm nghệ sĩ thuộc Viet Art Space với ý tưởng về môi trường trình diễn nghệ thuật đường phố hôm 29/04.

Tuy nhiên sau khoảng 30 phút thì công an xuất hiện và "yêu cầu dừng", nghệ sỹ Lê Nguyên Mạnh nói với BBC Tiếng Việt.

“Đây là lần đầu tiên tôi có màn trình diễn nghệ thuật đường phố, chương trình mang tính ngẫu hứng, trong chuỗi hoạt động của nghệ sĩ ba miền đến tham dự Festival Huế nên chưa kịp xin phép cơ quan chức năng,” anh nói qua điện thoại.


Ý tưởng do các nghệ sĩ Lê Nguyên Mạnh, Maxime Lacino (người Pháp), Lý Trực Sơn, Nguyễn Văn Hè, Phạm Chí Líp, Trần Nhật, Philip Pham chuyển tải.”

Nổi tiếng nhất trong những ngày qua là cô giáo Trần Thị Lam, với bài thơ “Đất Nước Mình Ngộ Quá Phải Không Anh”... trong đó có những câu như:

Đất nước mình ngộ quá phải không anh
Bốn ngàn tuổi mà dân không chịu lớn
Bốn ngàn tuổi mà vẫn còn bú mớm
Trước những bất công vẫn không biết kêu đòi...
.
Đất nước mình lạ quá phải không anh
Những chiếc bánh chưng vô cùng kỳ vĩ
Những dự án và tượng đài nghìn tỉ
Sinh mạng con người chỉ như cái móng tay...(ngưng trích)

Và nhà văn Đốc Nghuyễn đã có bài thơ trả lời, trong đó viết, trích:

Đất nước mình không ngộ quá đâu em
Bốn mươi mốt năm cọng sản dân không chịu lớn
Bốn mươi mốt năm cọng sản dân trí hèn và lùn
Chỉ biết còng lương đóng thuế, không biết kêu đòi
..
Đất nước mình không lạ quá đâu em
Cái bánh vẽ thiên đường xã hội vô cùng kỳ vỉ
Trên xác đồng bào và máu oan khiên
Sinh mạng con người chẳng hơn gì trâu chó...(ngưng trích)

Trong khi đó, nhạc sĩ Trần Chí Phúc từ California đã có ca khúc “Cá Chết Miền Trung” nghẹn ngào. Bản thân nhạc sĩ họ Trần là đứa con ven biển Phú Yên. Ca khúc có những dòng như:

Chiều nay cá chết loang đầy biển, miền Trung
Buồn đau tang tóc che phủ đầy biển quê em.
Mẹ thẫn thờ nhìn ra biển vắng Chị ngẹn ngào lượm chôn
Từng xác, đau đớn hoang mang, vì sao cá chết
Biển xanh nuôi sống bao gia đình người dân
Chiều nay tê tái bao con thuyền nằm im phơi...”

Nghe ở YouTube:


Nhiều nhạc sĩ khác cũng -- hoặc là phổ nhạc bài thơ của cô giáo Trần thị Lam, hoặc viết về đề tài biển chết, trong đó nổi bật có các nhạc sĩ Mai Đằng, Vĩnh Điện, DzuyLynh, vân vân...,

Trân trọng cảm ơn cô giáo Trần Thị Lam, nhà thơ Đốc Nguyễn và các nhạc sĩ Trần Chí Phúc, Mai Đằng, Vĩnh Điện, DzuyLynh... Chính những dòng thơ đó, những dòng nhạc đó đã trở thành lịch sử.

Ý kiến bạn đọc
04/05/201616:33:12
Khách
Cam on Nhac Si Tran Chi Phuc da mang loi ca tieng hat thay loi cho Dong Bao Mien Trung dau yeu cua chung toi .
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong một đất nước mà trẻ em lúc nào cũng có thể bị xâm hại là điều bất hạnh nhất của một dân tộc bởi vì khi trở thành là nạn nhân của bạo hành thì những trẻ em này khi lớn lên sẽ có nguy cơ là người xâm hại kẻ khác, như lời báo động trong bản tin của Báo Kinh Tế Đô Thị nói rằng có tới 5,000 trẻ em bị xâm hại tại VN.
Ở đời có nhiều người thật đau khổ khiến ai nấy cũng không thể cầm lòng như trường hợp đám tang của một cô giáo bị tai nạn xe mà chồng thì chết, con thì nhỏ dại và nhà thì nghèo đến nỗi không thể mua quan tài để chôn
Chuyện tình nam nữ là điều bình thường không có gì đáng nói, nhưng nếu có quan hệ tình dục với người vị thành niên mà nhất là với một ông thầy giáo thì là chuyện không thể chấp nhận được, như bản tin của báo Một Thế Giới cho biết hôm Thứ Tư như sau.
Học hành là chuyện lớn của đời người mà bất cứ bậc làm cha mẹ nào cũng muốn con cái mình thành đạt, nhưng đôi khi cha mẹ cũng phải chấp nhận một hiện thực về trình độ học vấn của con để giúp chúng đi lên vững vàng.
Lễ trao giải túc cầu quốc tế AFF Awards Night 2019 sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 8 tháng 11 năm nay
Bình thường có thể ai cũng hiểu sinh lão bệnh tử là điều không thể tránh, nhưng khi nó đến bất ngờ thì ai cũng sợ, giống như trường hợp 2 người tại Hà Nội đã chết do “vi khuẩn lạ” làm viêm cơ tim khiến cho nhiều người dân lo lắng.
Đó là chặng đường ai cũng thấy rõ: ô nhiễm không khí, ô nhiễm thực phẩm, ô nhiễm nước uống sẽ dẫn tới nhiều bệnh ngặt ngèo, trong đó có ung thư…
Hạng mấy về môi trường kinh doanh? Việt Nam không vào nổi top-50, nghĩa là nhóm 50 quốc gia có môi trường kinh doanh tốt nhất.
Cây chết, cây chết giữa công viên Sài Gòn…
Nhìn đâu cũng thấy ung thư… đó là tình hình cả nước VN.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.