Hôm nay,  

Câu Chuyện Tiến Sĩ

28/04/201600:00:00(Xem: 5840)

Rồi sẽ tới một ngày, thế giới kinh ngạc khi thấy đất nước Việt Nam có Tiến sĩ đi chật phố... Nghĩa là, Tiến sĩ nhiều hơn các bà bán cá ngoài chợ... Than ôi, lúc đó, ngồi bán cá mới là của hiếm quý dân mình.

Báo Giáo Dục VN ghi lời quan chức Bộ Giáo dục thừa nhận chất lượng đào tạo tiến sĩ ở ta chưa được như các nước...

Bản tin này phỏng vấn bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT, và ghi nhận:

"Bà Nguyễn Thị Kim Phụng thẳng thắn, có thể do chất lượng đào tạo trình độ tiến sĩ ở Việt Nam còn chưa được như ở các nước phát triển.

Việc nâng cao chất lượng đào tạo nói chung, đặc biệt là đào tạo trình độ tiến sĩ vừa là vấn đề vừa cần thiết, vừa là vấn đề khó khăn trong điều kiện khả năng đầu tư cho đào tạo và mức học phí của nghiên cứu sinh đều còn ở mức hạn chế…

Tuy nhiên, bà Phụng cho rằng, trong điều kiện của mình, cơ quan quản lý và các cơ sở đạo tạo sẽ phải quyết tâm thực hiện nâng cao hơn nữa chất lượng trong thời gian tới để ngày càng đáp ứng yêu cầu xã hội và hội nhập quốc tế."(ngưng trích)

Trong khi đó, báo Tiền Phong ghi nhận qua bản tin "Quan chức đua nhau đi học tiến sĩ."

Bản tin này viết:

"Trao đổi với PV Tiền Phong về tình trạng "lạm phát" đào tạo tiến sĩ ở nước ta hiện nay, các chuyên gia cho rằng có nguyên nhân từ việc một bộ phận không nhỏ quan chức đua nhau đi học tiến sĩ, do đó có cầu thì ắt có cung.

TS Nguyễn Đức Hoạt, nguyên chủ nhiệm khoa tiếng Anh, ĐH Ngoại thương:

Ở Việt Nam, tiến sĩ chủ yếu công tác trong ngành sư phạm, giảng dạy tại các trường ĐH, CĐ hoặc làm việc tại các viện nghiên cứu. Nhưng cũng có một phần không nhỏ quan chức đua nhau đi học tiến sĩ. Vì quan phải tiến sĩ thì mới xịn. Quan chức đúng là cần chuyên môn nhưng không đến mức phải tiến sĩ. Ở Việt Nam, chúng ta đang nhầm khoa học với công nghệ. Tiến sĩ ở nước ngoài là làm khoa học, còn công nghệ là ứng dụng khoa học vào thực tế.

Điều này có nghĩa là chúng ta đang sính bằng cấp, thưa ông?

Khi nào có cầu ắt sẽ có cung, khi cầu sai thì người ta sẽ làm sai. Vừa qua, tôi được tới 4-5 trường ĐH mời ra đứng tên để thành lập khoa. Hóa ra ta đang rất thiếu cái danh này. Ở nước ngoài làm tiến sĩ phải mất 6 năm, bỏ nhà bỏ cửa để đi làm nhưng Việt Nam chỉ có 3 năm mà lại được ngồi ở nhà, không phải tập trung tại trường. Bài báo không phải đi qua seminar nào. Đội ngũ hướng dẫn cũng chủ yếu chỉ "cơm chấm cơm". Thầy vừa làm nghiên cứu xong, mấy năm sau lại quay lại hướng dẫn."(ngưng trích)


Mặt khác thông tấn VietnamNet đưa ra lời báo động "Thật nguy hiểm cho đất nước khi có nhiều tiến sĩ vui vẻ..."

Thông tấn này viết:

".- "Nếu chỉ dựa trên những giá trị ảo, đất nước sẽ trống rỗng, không khác mấy thị trường chứng khoán" - PGS.TS Phan Quang Thế, Hiệu trưởng Trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp (ĐH Thái Nguyên) nêu ý kiến khi trao đổi với VietNamNet...

Ông Phan Quang Thế: Văn hóa kiểu nhân văn "vạn cái lý không bằng tý cái tình" đã xoay ngòi bút của các thành viên trong hội đồng.

Nếu người thầy hướng dẫn luận án theo số lượng, chỉ để đủ tiêu chuẩn công nhận GS, PGS... hay vì những quyền lợi khác thì luận án sẽ khó có chất lượng cao.

Quy trình đào tạo tiến sĩ rất chặt, không ai có thể nói sai cả. Nhưng việc tổ chức bảo vệ thì hoàn toàn phụ thuộc tâm trạng người ngồi hội đồng. Có thực tế ở VN là quan niệm "như thế cố gắng lắm rồi, bỏ qua được".

Có lần làm chủ tịch hội đồng bảo vệ luận án, tôi đã nói "cái này không được", nhưng bậc thầy của mình lại nói nghiên cứu sinh khổ nọ, khổ kia; chả lẽ lại gây khó khăn cho họ? Rồi có luận án đọc tên đã sai hoàn toàn, tôi viết thư cho hiệu trưởng trường họ đang công tác thì họ trả lời vòng vèo. Xong rồi lại ổn hết.

Bảo vệ thạc sỹ, tiến sỹ cứ hội đồng quyết là qua, mà đa số các hội đồng đều quyết, bởi vì chỉ cần một câu tặc lưỡi của một thầy "thế này là cố gắng lắm rồi".

Rồi văn hóa kiểu nhân văn "vạn cái lý không bằng tý cái tình" đã xoay ngòi bút của các thành viên trong hội đồng. Vô tình từng ngày, từng giờ nhiều hội đồng đã và đang làm hỏng cả một sự nghiệp, một nền văn hóa hiếu học của dân tộc. Thầy, cô trung thực thì cho là khó tính, không có tình người, xa lánh, không mời hoặc có mời thì cũng nhìn như người ngoài hành tinh.

Nói thế không phải không có những hội đồng rất nghiêm túc nhưng những hội đồng như thế đã là thiểu số từ lâu rồi.

Đội ngũ thạc sỹ, tiến sỹ này lại bổ sung vào đội ngũ giảng viên đại học và cứ thế giá trị ảo trong đội ngũ sẽ tăng dần đến một ngày không biết phần thật còn lại bao nhiêu nữa?"(ngưng trích)

Thế giới sẽ nhìn Việt Nam ra sao?

Hình như chẳng ai quan tâm nữa?

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.