Hôm nay,  

Tìm Rau An Toàn

19/04/201600:00:00(Xem: 4414)

Tìm đâu ra nguồn rau an toàn? Trong siêu thị, hay ngoài chợ cóc? Nơi vườn rau bên hông các đường hẻm, hay rau từ các vũng kênh nước đen? Hay là chờ rau từ miệt quê lên xe chở tới?

Bản tin Infonet nói rằng tại Hà Nội chỉ có 5% 5% rau an toàn vào siêu thị! Trong khi đó, VTV cho biết rau không an toàn được sản xuất ở ngay vùng... rau sạch. Bản tin Báo Dân Việt/Người Đưa Tin nói rằng tuy là treo biển hiệu “rau an toàn” nhưng sử dụng hàng loạt thuốc BVTV gồm các loại: Tăng trưởng, kích thích, thuốc trừ sâu và đặc biệt là sử dụng cả phân tươi...

Thê thảm. Làm sao bây giờ? Dân ta giết dân mình...

Bản tin Ìnonet có bản tin “Hà Nội: Chỉ 5% rau an toàn vào siêu thị!”

Bản tin Infonet ghi thống kê:

“Chỉ 5% sản lượng rau an toàn vào siêu thị

Theo số liệu điều tra của Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội hiện trạng phân phối, tiêu thụ RAT có 6 hình thức chính: các siêu thị chiếm khoảng 1,5% sản lượng RAT; cửa hàng phân phối bán lẻ chiếm 1,5%; giao theo hợp đồng (nhà hàng, bếp ăn tập thể,...) chiếm 1,8%. Ba hình thức này tiêu thụ thông qua HTX hoặc doanh nghiệp. Các thương lái thu gom đem đi tiêu thụ chiếm 12,6%; người sản xuất tự bán tại các chợ dân sinh chiếm 26,8% và bán buôn tại các chợ đầu mối chiếm 55,8% sản lượng RAT.

Hà Nội đang có 48 cơ sở sơ chế RAT cũng là 48 chuỗi tiêu thụ RAT theo liên kết dọc, Rau an toàn có tem, nhãn nhận diện, truy xuất nguồn gốc, được tiêu thụ qua 18 doanh nghiệp, 17 hợp tác xã cung cấp cho các cửa hàng bán lẻ, điểm phân phối, bếp ăn tập thể và hệ thống siêu thị với sản lượng gần 20.000 tấn/năm (chiếm 5% sản lượng rau an toàn).

Rau an toàn chưa có tem, nhãn nhận diện truy xuất nguồn gốc tiêu thụ tại các chợ đầu mối, chợ dân sinh, khu dân cư với sản lượng trên 370.000 tấn/năm (chiếm 92,5% sản lượng rau an toàn, 61,67% sản lượng rau, 37% nhu cầu tiêu dùng)...”(ngưng trích)

Trong khi đó, bản tin VTV ghi nhận hiện tượng “Rau không an toàn được sản xuất ở ngay vùng... rau sạch.”

Bản tin VTV viết:

“Mặc dù rau được trồng ở vùng an toàn với cam kết đảm bảo rau sạch nhưng cách một số cá nhân đối xử với rau trồng có thực sự an toàn?

Ở vùng rau an toàn, một số người nông dân vẫn thực hiện các biện pháp trồng rau bằng cách trộn lẫn các loại thuốc, phun thuốc không quan tâm đến liều lượng, sau đó cất vội để bán mà không chờ đến thời gian cách ly. Trong đó, hợp tác xã rau an toàn Yên Nhân ở xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, Hà Nội là nơi được phát hiện người nông dân có sử thuốc bảo vệ thực vật ngay sau khi công bố quy định về sản xuất rau an toàn.

Ông Trần Văn Mạnh – Chủ nhiệm hợp tác xã rau an toàn Yên Nhân – đã xác nhận, thực trạng này có xảy ra và do thành viên của hợp tác xã thực hiện. Cũng theo ông Mạnh, hiện còn 1/7 số xã viên chưa được tập huấn về quy trình sản xuất rau an toàn. Ông Mạnh cho rằng, biện pháp tuyên truyền tới các xã viên vẫn còn gặp khó khăn. Vì thế, một số cá nhân vẫn chưa nhận thức được về mức độ sử dụng thuốc trong quy trình để đảm bảo rau an toàn.


Còn ông Lê Văn Tuấn – Phó Chủ tịch UBND xã Tiền Phong, Mê Linh, cho biết địa bàn khu vực trồng rau rộng nên quá trình kiểm tra, rà soát vẫn chưa triệt để, dẫn đến tình trạng xuất hiện rau không an toàn. Ông Tuấn nói rằng: “Chúng tôi vẫn kiểm tra thường xuyên nhưng khu vực rau an toàn tại đây rộng khoảng 90 ha, diện tích rộng nên chưa thể kiểm tra hết được”....”(ngưng trích)

Trong khi đó, bản tin Báo Dân Việt/Người Đưa Tin ghi nhận về đủ thứ thuốc độc hại trên cac1 vườn rau:

“Trưng biển hiệu “rau an toàn” nhưng sử dụng hàng loạt thuốc BVTV gồm các loại: Tăng trưởng, kích thích, thuốc trừ sâu và đặc biệt là sử dụng cả phân tươi...

Cách trung tâm Hà Nội khoảng 30 phút đi bằng xe máy xuôi theo Quốc lộ 1A cũ, khu trồng rau an toàn của HTX nông nghiệp Phú Xuân nằm trên địa bàn xã Khai Thái – huyện Phú Xuyên – Hà Nội.

Hàng ngày HTX này cung cấp hàng tấn rau cho các chợ đầu mối ở Thủ đô chứa đựng “sự thật khủng khiếp” mà chỉ đến tận nơi tìm hiểu, tiếp xúc với chủ những ruộng rau này chúng tôi mới hay biết.

Tìm đến khu trồng rau rau an toàn của HTX nông nghiệp Phú Xuân trong một buổi chiều đầu tháng 4, cánh đồng rau 30ha (theo lời Chủ tịch xã cung cấp) màu xanh mướt xen thấp thoáng là những lều lán bằng tre nứa và bạt.

Từ đầu đường, chiếc biển sắt với khung chữ "HTX Phú Xuân - khu sản xuất rau an toàn" cùng nhiều biển hiệu dạng khuyên sản xuất rau an toàn hiện ra trước mắt.

Những biển hiệu như: “Để sản xuất rau an toàn nông dân chúng ta hãy thực hiện 3 không: Không sử dụng phân tươi – Không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cấm, thuốc ngoài danh mục – Không vất bỏ bao bì bừa bãi” và “Vì sức khỏe cộng đồng, mỗi người dân hãy là một giám sát viên trong sản xuất rau an toàn” được cắm dựng từ đầu đường đến bờ ruộng. Thế nhưng, sự thật lại hoàn toàn ngược lại.

Bước xuống xe, chúng tôi ngay lập tức phải bịt mũi vì mùi thuốc sâu nồng nặc, phía xa xa là vài nông dân đang bịt khẩu trang, đeo bình phun lên những luống rau xanh mướt.

Một phụ nữ đang đeo bình thấy sự xuất hiện của chúng tôi vội vàng đem bình đi cất giấu. Một vài người khác ngồi cạnh lều hò hét ra hiệu cho những người phía xa đang đeo bình phun vào rau dừng lại.

Tiến gần phía lều lán được dựng phía gần bờ ở mỗi đầu ruộng rau, dễ nhận thấy mỗi bờ ruộng đều có 1 bao tải dứa, hoặc thùng nhựa màu xanh với dòng chữ thùng chứa vỏ thuốc bảo vệ thực vật (BVTV).

Kiểm tra các thùng này, PV bất ngờ khi bên trong là hàng loạt bao bì thuốc BVTV với đủ các loại kích thích tăng trưởng, thuốc trị bệnh cho đến thuốc trừ sâu như: "Thần dược siêu tăng trưởng HVP Ga3, thuốc kích thích, thuốc trừ nấm bệnh, thuốc trị đạo ôn vàng lá... có cả thuốc trừ sâu hiệu Khủng lửa, trừ tất cả các loại sâu kháng thuốc và rất nhiều loại khác..."

Không những thế, trên bờ ruộng và dưới mương nước, những vỏ bao bì này cũng xuất hiện bừa bãi, thậm chí vương cả vào đống rau vừa đưa từ ruộng lên....”(ngưng trích)

Bởi vậy, ung thư là chuyện bình thường. Làm sao bây giờ?

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.