Hôm nay,  

“ngựa Chứng” Ở Làng

6/8/200400:00:00(View: 6812)
Bạn,
Hiện nay ở ThưàThiên-Huế, một tình trạng nguy hiểm hơn và phổ biến hơn là việc thanh niên ở nông thôn, chính yếu là lớp trẻ ở độ tuổi 18-20, lập băng, lập nhóm suốt ngày la cà ở quán xá, ăn chơi lêu lổng. Những thanh niên này không chỉ chọc ghẹo, gây sự khách qua đường mà còn rất "anh chị" qua những hành động như: đe doạ, trấn lột, sẵn sàng dùng dao, dùng gậy để giải quyết những mâu thuẫn đơn giản nhất. Báo Giáo Dục-Thời Đại viết như sau.
Có một bộ phận thanh thiếu niên ở các xã thuộc các huyện như: Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc... không công ăn việc làm ổn định. Nguyên nhân là do trình độ học vấn của tầng lớp thanh thiếu niên ở các địa phương này tương đối thấp. Bên cạnh đó, một nguyên nhân quan trọng khác là do nhiều thanh niên ở các xã này có thân nhân sống ở nước ngoài. Họ sinh sống bằng sự trợ cấp của người thân từ nước ngoài nên không chịu kiếm công ăn việc làm tử tế. Đơn cử như xã Phong Hải (Phong Điền) làng An Bằng (xã Vinh An - Phú Vang), xã Phú Thuận (Phú Vang)... có đến hơn 90 dân số sống bằng nguồn trợ cấp từ người thân nước ngoài kể cả thanh niên. Ngoài một số thanh niên cầu tiến chăm lo học tập, tu chí làm ăn thì có một bộ phận không nhỏ thanh niên ỷ lại vào điều đó. Những thanh niên này suốt ngày có mặt ở quán cà phê, quán nhậu, quán bida. Đêm đến lại sa đà vào chiếu bạc.

Một lần đi công tác về các xã vùng biển của huyện Phú Vang, phóng viên đã chứng kiến nhiều sự kiện thuật khó tin. Đầu tiên là tại một quán nước nhỏ ở làng An Bằng (Vinh An) một tốp học sinh mang bảng tên trường trung học cơ sở An Bằng đầu tóc nhuộm đỏ, nhuộm vàng thản nhiên vào quán gọi rượu rồi ngồi nhậu một cách thành thạo. Ngồi ở bàn bên, phóng viên vô cùng kinh ngạc khi nghe các HS này gọi tên các thầy cô của mình bằng thằng này, con nọ... Các lưu linh này còn bàn nhau sẽ có hành động trả đũa các thầy cô hay nghiêm khắc với mình. Tại xã Vinh Thanh, phóng viên được nghe các phụ huynh phàn nàn về tình trạng con em họ thường bị đe doạ, chặn đường khi về các em về học ở trường phổ thông trung học Vinh Lộc. Cứ tưởng rằng do học sinh đi học khác huyện mới bị như vậy, nào ngờ phóng viên chứng kiến một nhóm thanh niên (có cả học sinh) lận dao đứng chờ ở giáp ranh giữa xã Vinh Thanh và Vinh Xuân. đối thủ của nhóm này không ai khác là những học sinh của trường Vinh Xuân. May mà nhờ có bạn bè thông báo nên nhóm học sinh kia đã tránh đi, còn tốp thanh niên này cũng được người lớn khuyên bảo nên giải tán.
Bạn,
Báo GDTĐ viết tiếp: Cách đây không lâu, một số thanh niên trong đó có cả sinh viên chỉ vì say rượu mà dẫn đến việc giết người tại xã Phú An (Phú Vang). Rồi một số học sinh ở huyện Quảng Điền vì xích mích đã dùng dao để giải quyết vấn đề và kết quả là dẫn đến cái chết thương tâm cho một em học sinh. Phóng viên còn nhớ trong một lần lên công tác ở xã vùng cao Bình Điền (Hương Trà) phóng viên đã nghe được rất nhiều người phẫn uẫn vì cái chết thương tâm của em học sinh lớp 11. Nguyên nhân là do chỉ vì hiểu lầm mà ba thanh niên đã dùng cơ bi da đánh chết em... Và còn rất nhiều, rất nhiều hậu quả đau lòng khác mà nguyên nhân là do những "ngựa chứng ở làng" gây ra.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Theo báo quốc nội, tại VN, chuyện nhiều thiếu niên tụ tập thành băng nhóm đua đòi ăn chơi, quậy phá đã không còn là hiện tượng riêng biệt. Sự hư hỏng và tính chất côn đồ còn tăng lên ở mức độ báo động khi thiếu tiền xài, mua sắm. Các nhóm thiếu niên này sẵn sàng lao vào con đường trộm cắp, cướp của, thanh toán theo kiểu xã hội đen chỉ để chứng tỏ mình là "người lớn", là dân "anh chị.
Theo báo Lao Động, trên địa bàn tỉnh Bình Phước (Bình Long-PhướcLong cũ), hàng ngàn gia đình nông dân có vườn trồng cà phê đang lao đao lỗ đậm. Toàn tỉnh này có 401,000 hecta đất nông nghiệp, trong đó có hơn 39,000 hecta đất trồng càphê chiếm khoảng 10% diện tích đất nông nghiệp trên toàn tỉnh. Mùa cà phê năm nay mất giá
Theo báo Tuổi Trẻ, tại tỉnh Hậu Giang có một chuyện rất lạ: học sinh vừa học vừa phải lấy tay bịt mũi hoặc đeo khẩu trang, còn tay kia thì gãi lia lịa vì ruồi nhặng tấn công tới tấp. Nhiều học sinh bị ngất xỉu khi đang ngồi học hoặc choáng váng phải lên phòng y tế sơ cấp cứu. Nguyên nhân là do những đống bã bùn rộng trên 2 mẫu của 1 nhà máy đường thải ra. Báo TT ghi nhận về thực trạng này như sau.
Theo báo Tuổi Trẻ, ngày 19/12 vưà qua, ga Sài Gòn đã tổ chức bán vé cho hành khách đi từ Huế ra Hà Nội trong hai ngày 19 và 20 tháng chạp âm lịch. Theo quy định của nhà ga, khách phải xuất trình căn cước.Nhưng khác với hai ngày khởi động bán vé tàu tết trước đó, trong ngày Chủ nhật 19/12, dòng người đến xếp hàng chờ lấy vé tăng vọt, nhiều người đến từ trước 0 giờ để chờ mua vé.
Theo báo quốc nội, chưa có nơi nào lắm chợ như TPSG. Thành phố có bao nhiêu con đường thì số chợ sẽ còn hơn như thế. Không chỉ "phong phú, đa dạng" của các loại hình chợ, mà còn kéo theo đó là sự lôi thôi, luộm thuộm của phố xa. Báo Người Lao Động ghi nhận về hiện trạng này như sau.
Tại miền Tây, Cù lao Tân Lộc được mệnh danh là xứ vườn, hiền hòa, thơ mộng nằm giữa sông Hậu thuộc huyện Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ. Tuy nhiên, gần đây Tân Lộc còn có tên gọi mới: "Đảo Đài Loan". Bởi vài năm nay, Tân Lộc trở thành một trong những xã ở đồng bằng sông Cửu Long có đông người lấy chồng ngoại
Chuyện xảy ra tại tỉnh Long An, một người đàn bà ở thị xã Tân An, đã đến huyện Thạnh Hóa hỏi cưới một cô gái về làm vợ bé của chồng bà. Sau đó, biến cô gái này thành kẻ hầu hạ đặt dưới sự quản lý nghiêm ngặt của bà. Câu chuyện này được đồn đại trong nhiều ngày qua ở tỉnh này. Phóng viên báo Người Lao Động ghi lại chuyện này như sau.
Bất cứ ai từng sống ở đất Sài Gòn, hẳn đã ít nhất một lần trong đời nghe văng vẳng bên tai điệp khúc: "Răng vàng, bạc vụn, tiền cũ, tiền xưa, ghế bàn, giường tủ, máy móc hư, sắt vụn... bán không"" Đó là tiếng rao của dân thu mua phế liệu mà giới bình dân gọi dân ve chai. Trong phóng sự "vương quốc ve chai"
Trên địa bàn các tỉnh phía Bắc của miền Trung, có huyện Lệ Thủy là vựa lúa của tỉnh Quảng Bình. Thế nhưng, tại huyện này có làng Thống Nhất thuộc xã Mỹ Thủy lại luôn phải đối mặt với nạn đói, dân cả làng lại không có đất làm ruộng. Nỗi lo lớn trong đời người nông dân là mất mùa. Nhưng có lẽ, đau hơn cả nỗi lo ấy là làm nông dân mà không có ruộng.
Theo báo Tuổi Trẻ, mỗi ngày trên địa bàn thành phố Sài Gòn có hàng trăm tấn bùn cống bị lén lút đem đi đổ bừa bãi khắp nơi, và đến nay thì tình trạng này vẫn tiếp diễn. Điều đáng nói là trong khi các tài xế hằng ngày phải lén lút chở bùn cống đi đổ khắp nơi thì người dân lại liên tục cầu cứu các cơ quan chức năng địa phương...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.