Hôm nay,  

“ngựa Chứng” Ở Làng

6/8/200400:00:00(View: 6827)
Bạn,
Hiện nay ở ThưàThiên-Huế, một tình trạng nguy hiểm hơn và phổ biến hơn là việc thanh niên ở nông thôn, chính yếu là lớp trẻ ở độ tuổi 18-20, lập băng, lập nhóm suốt ngày la cà ở quán xá, ăn chơi lêu lổng. Những thanh niên này không chỉ chọc ghẹo, gây sự khách qua đường mà còn rất "anh chị" qua những hành động như: đe doạ, trấn lột, sẵn sàng dùng dao, dùng gậy để giải quyết những mâu thuẫn đơn giản nhất. Báo Giáo Dục-Thời Đại viết như sau.
Có một bộ phận thanh thiếu niên ở các xã thuộc các huyện như: Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc... không công ăn việc làm ổn định. Nguyên nhân là do trình độ học vấn của tầng lớp thanh thiếu niên ở các địa phương này tương đối thấp. Bên cạnh đó, một nguyên nhân quan trọng khác là do nhiều thanh niên ở các xã này có thân nhân sống ở nước ngoài. Họ sinh sống bằng sự trợ cấp của người thân từ nước ngoài nên không chịu kiếm công ăn việc làm tử tế. Đơn cử như xã Phong Hải (Phong Điền) làng An Bằng (xã Vinh An - Phú Vang), xã Phú Thuận (Phú Vang)... có đến hơn 90 dân số sống bằng nguồn trợ cấp từ người thân nước ngoài kể cả thanh niên. Ngoài một số thanh niên cầu tiến chăm lo học tập, tu chí làm ăn thì có một bộ phận không nhỏ thanh niên ỷ lại vào điều đó. Những thanh niên này suốt ngày có mặt ở quán cà phê, quán nhậu, quán bida. Đêm đến lại sa đà vào chiếu bạc.

Một lần đi công tác về các xã vùng biển của huyện Phú Vang, phóng viên đã chứng kiến nhiều sự kiện thuật khó tin. Đầu tiên là tại một quán nước nhỏ ở làng An Bằng (Vinh An) một tốp học sinh mang bảng tên trường trung học cơ sở An Bằng đầu tóc nhuộm đỏ, nhuộm vàng thản nhiên vào quán gọi rượu rồi ngồi nhậu một cách thành thạo. Ngồi ở bàn bên, phóng viên vô cùng kinh ngạc khi nghe các HS này gọi tên các thầy cô của mình bằng thằng này, con nọ... Các lưu linh này còn bàn nhau sẽ có hành động trả đũa các thầy cô hay nghiêm khắc với mình. Tại xã Vinh Thanh, phóng viên được nghe các phụ huynh phàn nàn về tình trạng con em họ thường bị đe doạ, chặn đường khi về các em về học ở trường phổ thông trung học Vinh Lộc. Cứ tưởng rằng do học sinh đi học khác huyện mới bị như vậy, nào ngờ phóng viên chứng kiến một nhóm thanh niên (có cả học sinh) lận dao đứng chờ ở giáp ranh giữa xã Vinh Thanh và Vinh Xuân. đối thủ của nhóm này không ai khác là những học sinh của trường Vinh Xuân. May mà nhờ có bạn bè thông báo nên nhóm học sinh kia đã tránh đi, còn tốp thanh niên này cũng được người lớn khuyên bảo nên giải tán.
Bạn,
Báo GDTĐ viết tiếp: Cách đây không lâu, một số thanh niên trong đó có cả sinh viên chỉ vì say rượu mà dẫn đến việc giết người tại xã Phú An (Phú Vang). Rồi một số học sinh ở huyện Quảng Điền vì xích mích đã dùng dao để giải quyết vấn đề và kết quả là dẫn đến cái chết thương tâm cho một em học sinh. Phóng viên còn nhớ trong một lần lên công tác ở xã vùng cao Bình Điền (Hương Trà) phóng viên đã nghe được rất nhiều người phẫn uẫn vì cái chết thương tâm của em học sinh lớp 11. Nguyên nhân là do chỉ vì hiểu lầm mà ba thanh niên đã dùng cơ bi da đánh chết em... Và còn rất nhiều, rất nhiều hậu quả đau lòng khác mà nguyên nhân là do những "ngựa chứng ở làng" gây ra.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Theo báo quốc nội, tại VN, tình trạng sao chép trong lĩnh vực xuất bản và phát hành sách đã ở mức báo động. Phóng viên báo SGGP vưà làm một cuộc khảo sát tại các nhà sách, đã ghi nhận rằng "sách nhái", "sách sao chép" trùng lặp rất nhiều. Nhiều sách tuy có tiêu đề khác nhau nhưng nội dung lại giống nhau, và lại cùng 1 nhà xuất bản. Báo SGGP ghi lại một số trường hợp như sau.
Theo SGGP, các kiểu bảng hiệu của người Sài Gòn bây giờ là dùng hình tượng. Trước là dùng hình thay chữ, hoặc bảng hiệu hộp đèn chữ nổi hay sử dụng đèn huỳnh quang kéo sợi, thịnh hành trong khoảng 20 năm. Từ các thập niên đầu thế kỷ 20, bảng hiệu có kèm theo minh họa tượng trưng như kiểu hiệu kem Hynos của doanh nhân Huỳnh Đạo Nghĩa vẽ anh Bảy Chà Và da đen cười khoe răng trắng;
Theo ghi nhận của báo Lao Động, trong tuần qua, thành phố Đà Lạt, tỉnh lỵ tỉnh Lâm Đồng và các huyện của tỉnh này đang bị đại hán. Mực nước các sông suối trong tỉnh này hạ thấp hơn so với trung bình nhiều năm, các suối nhỏ có nguy cơ cạn kiệt. Báo LĐ ghi nhận thực trạng hạn hán tại Đà Lạt như sau. Đà Lạt nằm ở độ cao 1,500m so với mực nước biển.
Còn một tháng mới đến Tết nguyên đán, thế nhưng, tại các Trung tâm giới thiệu việc làm ở TPSG luôn đông nghẹt sinh viên đến tìm việc làm thêm trong ngày lễ này. Với mức lương cao gấp 2-3 lần ngày thường, các sinh viên hy vọng sẽ dành dụm được một ít tiền để đóng học phí cho học kỳ sau. Tin Nhanh VN ghi nhận tình cảnh của những sinh viên nghèo chạy tìm việc làm trong dịp Tết như sau.
Theo báo Tuổi Trẻ, trong tuần qua, tại tỉnh Phú Yên, chỉ trong chuyến ra khơi câu cá ngừ đại dương đầu tiên của vụ đánh bắt mới, làng biển phường 6 (thị xã Tuy Hòa) đã có đến bảy chiếc tàu gặp nạn. Tin tức từ ngoài biển liên tục gọi về xin ứng cứu. Qua máy truyền tin những tiếng kêu thét, hoảng loạn trên các con tàu đang lâm nạn từ ngoài khơi xa dội về càng khiến cái làng biển này hoang mang, căng thẳng.
Theo ghi nhận của báo Tuổi Trẻ, tại TPSG, tất cả các đường phố đều ngập tràn bảng hiệu quảng cáo, trung bình trước mặt tiền một cửa hàng bao giờ cũng có khoảng 2-3 bảng hiệu quảng cáo, thậm chí có dăm cửa hàng treo một lúc 6-7 bảng. Một bảng hiệu lớn giăng ngang trước mặt tiền nhà, chiều ngang bao giờ cũng kín từng tấc diện tích hiện hữu.
Như VB đã loan tin, Tòa án trọng tài thể thao quốc tế đã buộc Liên đoàn bóng đá VN phải bồi thường huấn luyện viên Letard người Pháp một số tiền lên đến 197 ngàn Mỹ kim. Ông Letard nguyên là huấn luyện viên đội tuyển túc cầu U.23 của VN ( gồm các tuyển thủ dưới 23 tuổi) , đã bị VN sa thải trước thời hạn kết thúc hợp đồng với lý do là khả năng huấn luyện yếu kém.
Theo ghi nhận của báo Thanh Niên, tại bến xe Miền Đông của Thành phố Sài Gòn, mỗi ngày gần cả ngàn lượt xe rời bến đều phải "gồng mình" cống nộp cho các nhân viên quản lý và điều hành bến xe. Chỉ riêng hai bộ phận phòng vé và điều độ với khoảng vài chục nhân viên, mỗi xe chỉ cần "đóng hụi chết" vài chục ngàn đồng/chuyến
Trên địa bàn thành phố SG, chỉ riêng quận 10 hiện có đến 52 lô chung cư, trong đó có 37 lô đã quá hạn sử dụng từ 10-15 năm với trên 4.000 gia đình cư ngụ. Thế nhưng, việc di dời hàng chục ngàn con người ra khỏi chung cư lại quá chậm. Người dân sống trong những chung cư cũ đang thấp thỏm trong nỗi lo nhà sập. SGGP ghi nhận thực trạng này như sau.
Tại VN, nghề múa Lân Sư Rồng, thường tập luyện cả năm nhưng chỉ biểu diễn vài ba ngày lễ tết, hay những dịp các cơ quan, đơn vị khai trương... Khi đã theo nghề này, nhiều người gọi đó là cái nghiệp. Từ niềm đam mê khi nghe tiếng trống rộn rã của những đoàn lân, nhiều người đã dấn thân theo nghề "ghiền không bỏ được". SGGP viết như sau.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.