Hôm nay,  

Xóm Nghèo Bên Sông

07/06/200400:00:00(Xem: 4994)
Bạn,
Trên địa bàn thành phố Hà Nội, có một xóm quy tập những người dân nghèo nhất. Đó là Xóm Bãi Giữa, chỉ là một dải đất nhô lên của đoạn sông Hồng từ cầu Chương Dương tới cầu Long Biên. Gọi là "nhà", là "căn hộ" cho "oai" nhưng thực ra là những chiếc lều được dựng lên tạm bợ, là chỗ "chui ra chui vào" của những người dân sống cho qua ngày đoạn tháng. Báo Kinh Tế-Đô Thị viết về xóm này như sau.
Họ ở tứ phương, chủ yếu là dân Khoái Châu - Hưng Yên dạt về, không đủ sức cắm đất trong bờ, ra đây dựng lều, chia "ranh giới", hàng ngày sống dựa vào những gánh hàng đồng nát, những ngày công lao động làm thuê cuốc mướn. Xóm này gồm 22 "căn hộ" và 55 nhân khẩu, trong đó 16 hộ ngoại tỉnh, 6 hộ là dân Hà Nội gốc. Những "căn hộ" thường có hai vợ chồng và một, hai đứa con. Nhà nào khá giả thì thuê đất canh tác, trông màu, nuôi thêm vài con lợn, con gà cũng trang trải được bữa ăn hàng ngày. Chỉ thiệt thòi cho những đứa trẻ, mới tí tuổi đầu mà ngày qua ngày cặm cụi cuốc đất, nhặt cỏ, thu lượm đồng nát ngoài đường về cho bố mẹ bán lấy tiền. Hai em Đỗ Văn Tráng và Đỗ Thị Huế con anh Sỹ, chị Hoa đã 14, 15 tuổi mà chưa biết mặt chữ. Hay anh Minh, chị Huế cũng hoàn cảnh éo le, không nơi nương tựa, ôm con ra dựng lều sinh sống.
Nhìn những đứa trẻ chăm làm nhưng khát chữ không ai không thấy chạnh lòng.

Từ khi có xóm Bãi Giữa đến nay, năm nào cũng thế, cứ vào mùa này, khi nước sông Hồng bắt đầu lên, họ lại rục rịch "khăn gói quả mướp" lên bờ, đợi khi nước rút sẽ quay về dựng lại "nhà". Cuộc sống cứ thế tiếp diễn năm này qua tháng khác. Những lúc nước sông Hồng trên báo động 3, Bãi Giữa trắng xoá một màu, không còn dấu tích gì cho thấy có một dải đất nhô lên. Họ ngậm ngùi nhìn "tổ ấm" của mình chỉ còn mênh mông một màu đất phù sa.Nếu như những "căn hộ" của xóm anh Sỹ, chị Hoa có thể được gọi là "đất liền" một chút thì ra phía mép bờ sông, hơn 20 "căn hộ" (là những thuyền, bè) mà người dân trong xóm vẫn quen gọi là "nhà". Nhà của họ được "đổ móng" bằng 7, 8 cái thùng phuy sắt, sàn là những mảnh gỗ tạp ghép vào, bốn bên che kín bằng những chiếc chiếu rách, nilon, tấm cót ép đã nhuốm màu và những tấm giấy dầu lởm chởm.
Bạn,
Phóng viên ghé vào túp lều lụp xụp của bà Hanh sống cùng 2 đứa con tên Anh và Ánh. Mái đầu bạc phơ, nước da xám ngắt và nhăn nheo khiến bà trông già hơn cái tuổi 68 của mình.Bà quê Lao Cai, lấy chồng người Lệ Chi-Gia Lâm. Sau khi chồng mất, bà bị gia đình chồng hắt hủi. Ba mẹ con đành dắt díu nhau ra ở nhờ trong chiếc thuyền to nhà ông Được, người hàng xóm tốt bụng. Hàng ngày làm thuê cuốc mướn cho người dân Phúc Xá, Ngọc Thuỵ, tích cóp được chút vốn, bà mới dựng được túp lều rách nát, xiêu vẹo này. Đứa con tên Anh sinh năm 1982 chưa bao giờ được đến trường còn đứa tên Ánh sinh năm 1985 học lớp tình thương Nguyễn Văn Tố đến hết lớp 4 phải bỏ dở đi làm thuê kiếm sống.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.