Hôm nay,  

Từ Đọc Sách Tới Chim Lạc Đà...

11/04/201600:01:00(Xem: 3283)
Chuyện giới trẻ lười đọc sách, ai cũng biết... nhưng chuyện lạc đà là loài chim lớn nhất bây giờ mới nghe.

Báo Dân Trí kể chuyện qua bản tin “Sinh viên lười đọc sách: E-book nở rộ, sao chép tràn lan” có một số điểm chú ý:

“Để khuyến khích sinh viên đọc sách, giảng viên cần nghiêm khắc trong lúc hướng dẫn, đặc biệt trong những bài tiểu luận, đề tài nghiên cứu khoa học

“Có lẽ sinh viên (SV) bây giờ lười đi thư viện hơn ngày xưa. Ngày đó, chúng tôi đi rất xa, lặn lội đến thư viện rồi tự tìm tòi, dịch thuật. Thế nhưng, giờ các em không còn tinh thần đó nữa” - TS Nguyễn Ngọc Thơ, Trưởng Phòng Quản lý Khoa học - Dự án Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG TP SG, trầm tư. Nhiều giảng viên cho rằng trong thời đại E-book (sách điện tử), SV trích dẫn, sao chép dễ dàng, nhanh chóng hơn nhiều.

Hai mặt của sách điện tử

Đi đôi với việc phát triển thư viện trực tuyến, các chuyên gia cho rằng việc tiếp cận thông tin phong phú, dễ dàng trên mạng cũng mang đến 2 mặt: Sẽ rất quý giá nếu SV biết cách khai thác, tham khảo nhưng trở nên vô nghĩa nếu SV lười biếng sao chép nguyên vẹn. Các giảng viên cho biết nhiều SV đăng ký thư viện trực tuyến chỉ để tìm kiếm, sao chép luận văn, tiểu luận của các anh chị khóa trước...”(ngưng trích)

Sao chép nghĩa là chôm, là khỏỉ suy nghĩ chi cho mệt.

Báo Người Lao Động cũng có bản tin “Sinh viên lười đọc sách” trong đó báo động:

“Hiện các trường ĐH đều áp dụng học chế tín chỉ, yêu cầu sinh viên phải dành thời gian nhất định tự nghiên cứu. Tuy nhiên, số sinh viên tìm đọc tài liệu trong thư viện rất ít ỏi

Một vòng qua các trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG TP HCM, ĐH Nông Lâm TP HCM, Thư viện Trung tâm ĐHQG TP HCM…, chúng tôi nhận thấy dù các thư viện hiện nay rất khang trang, kho sách phong phú, không gian yên tĩnh… nhưng lượng sinh viên (SV) mượn đọc sách tại chỗ rất thưa thớt. Đa số họ mải mê ngồi máy tính hoặc dùng máy tính thư viện để truy cập internet. Nhiều SV còn lợi dụng không gian mát mẻ để chơi game, xem phim, ăn uống, thậm chí nằm ngủ trên bàn thư viện!

Đọc sách kiểu “ăn xổi ở thì”

Ngô Thị Yến, SV Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, cho biết cô rất ít khi lên thư viện trường vì “việc tìm kiếm tài liệu qua mạng và nhà sách dễ dàng, thoải mái hơn; mặt khác, thông tin, kiến thức đã có đầy đủ trong giáo trình và tài liệu thầy cô cung cấp…”. Một SV khác ở Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn cho hay chỉ lên thư viện mượn sách trước mỗi kỳ thi để làm tài liệu tham khảo đối với các môn ra đề mở...”(ngưng trích)

Nghĩa là, học giờ chót qua mạng, và cầm nhầm cho nhanh...

Trong khi đó, Bao1ó Tuổi Trẻ kể chuyện động trời qua bản tin “Thu hồi sách viết lạc đà là loài chim lớn nhất...”

Đó là cuốn sách Mười vạn câu hỏi vì sao do NXB Hồng Đức ấn hành.

Bản tin TT viết:

“...“Loài chim lớn nhát trên thế giới là lạc đà”. Đó là thông tin được đưa ra trong cuốn sách Mười vạn câu hỏi vì sao, khiến nhiều người ngạc nhiên, bức xúc.

Sách Mười vạn câu hỏi vì sao của tác giả Đức Thành, do NXB Hồng Đức ấn hành tháng 9-2015, với đối tác liên kết xuất bản là công ty TNHH văn hoá Minh Tân - nhà sách Minh Thắng, in 2000 cuốn.

Chiều ngày 8-4, trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Bùi Việt Bắc - giám đốc NXB Hồng Đức thừa nhận cuốn sách Mười vạn câu hỏi vì sao do NXB Hồng Đức ấn hành, đồng thời nói rằng, việc sách viết lạc đà là loài chim lớn nhất thế giới là do có sự nhẫm lẫn.

“Chúng tôi đã dừng phát hành cuốn sách này từ ngày 7-4, đồng thời yêu cầu các nhà sách thu hồi được 1600 cuốn (trên tổng số 2000 cuốn) để sửa chữa chi tiết này. Trong những ngày tới chúng tôi sẽ tiếp tục thu hồi sách” - ông Bắc nói.

Nhầm lẫn này được các facebooker phát hiện từ sáng 7-4 và nhanh chóng lan truyền trên mạng xã hội.

Tại trang 71, trả lời câu hỏi Loài chim lớn nhất trên thế giới là loài nào?, cuốn sách viết: “Loài chim lớn nhất trên thế giới là lạc đà. Lạc đà không chỉ có hình dáng to lớn, mà tốc độ chạy cũng rất nhanh. Nó đã là chim, vậy vì sao lại chạy nhanh mà không phải là bay? Đó là vì lạc đà không biết bay do thân thể nó quá nặng, cánh cũng bị thoái hoá rồi”....”(ngưng trích)

Có vẻ như ám chỉ chính trị? Loài chim lớn nhất ám chỉ cho Đảng CSVN? Vì thân thể quá nặng, thoái hóa bay hết nổi... là tình hình bế tắc hiện nay?

Chẳng ai hiểu vì sao.

Ý kiến bạn đọc
14/04/201616:19:48
Khách
hand-tied.com
Bó tay chấm còm
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Cuộc chiến thương mại vẫn xảy ra chung quanh hàng Việt Nam xuất cảng…Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp ghi nhận: Sau khi áp thuế chống trợ cấp 12% với ống thép không gỉ từ Việt Nam, Ấn Độ lại tiếp tục điều tra chống trợ cấp đối với ván sợi bằng gỗ.
Trộm kỹ thuật của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh quốc, Pháp quốc… Lấn chiếm Biển Đông của VN, Philippines… Bây giờ TQ cũng chôm cả văn hóa VN, nói rằng áo dài VN là truyền thống thời trang Trung Hoa…
Xây cầu, rủ nhau xây cầu… Nhà nước xây không nổi, cạn tiền, nên vay tiền quốc tế để xây cầu…
Thiếu thịt heo, đặc biệt là dịp Tết sắp tới… Báo Vietnam Finance ghi nhận: Từ đây đến Tết, mỗi tháng sẽ thiếu khoảng 70.000 tấn thịt heo.
Vậy là huề… Trận bóng đá mọi người hồi hộp chờ, vậy là huề. Bản in TTXVN kể: Tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan đã cầm hòa nhau 0 - 0 ở lượt trận thứ 5 bảng G vòng loại World Cup 2022 diễn ra trên sân Mỹ Đình tối 19/11.
Nhức nhối vẫn là chuyện mua hàng ngoại về rồi dán thương hiệu hàng Việt… Infonet ghi lời một quan chức về tình hình “Nhập hàng nước ngoài về cắt mác dán nhãn Made in VN: Chúng ta đang tự giết chúng ta!”
Có nên hợp pháp hóa mại dâm để câu du khách? Các quan chức Hà Nội đã “bức xúc” nêu câu hỏi như thế.
Tình hình ung thư của dân mình có những con số đáng ngại: 70% biết có bệnh ung thư khi đã vào giai đoạn cuối… nghĩa là tới lúc khó chữa trị.
Bán nước với giá cắt cổ, hay giá rẻ mạt? Đó là chuyện Hà Nội mua “hớ” có phải không? Báo Tiền Phong kể chuyện nước sông Đuống bán giá khủng: Hà Nội 'hớ' khi chọn nhà đầu tư?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.