Hôm nay,  

Hải Chiến Trường Sa 1988

15/03/201600:00:00(Xem: 3898)

Hôm 14 tháng 3-2016, một số lễ tưởng niệm trận hải chiến Trường Sa 1988 đã thực hiện, lúc đó Hải quân Trung Quốc tấn công 3 bãi đá ở Trường Sa của Việt Nam, trong đó được nhớ nhất là ở bãi đá Gac-ma.

Như thế là 28 năm trôi qua... nhiều năm không được tưởng nhớ chính thức vì lo sợ sứt mẻ tình “anh em xã hội chủ nghĩa”... Bây giờ đã đỡ hơn, đã có những cuộc biểu tình không đàn áp dữ dội như năm ngoái. Phần lớn vì Trung Quốc hung hăng hơn, vì giàn khoan khổng lồ TQ mấy phen vào Biển Đông nơi của VN, và vì nhiều lần tàu hải cảnh TQ đâm chìm tàu cá ngư dân VN...

Theo Wikipedia, Hải chiến Trường Sa 1988 là tên gọi của một trận đánh trên Biển Đông năm 1988 khi Hải quân TQ đưa quân tấn công hòng chiếm đóng bãi đá Cô Lin, bãi đá Len Đao và bãi đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa.

Do ba bãi đá này không có quân đội đồn trú nên Hải quân Việt Nam phải đưa quân ra bảo vệ và xây công trình trên các đảo này. Phía Trung Quốc cho quân đổ bộ ngăn chặn nhưng bị Việt Nam đánh trả, khiến cuộc chiến nổ ra vào ngày 14 tháng 3 năm 1988. Phía Việt Nam bị mất ba tàu vận tải của hải quân Việt Nam, 64 thủy binh Việt Nam đã thiệt mạng. Trung Quốc bị hư hại một số xuồng đổ bộ, thương vong 24 thủy binh. Kể từ đó Trung Quốc đã chiếm đóng bãi đá Gạc Ma và hai nước cùng cho hải quân ra đóng giữ một số đá ngầm khác mà hai bên cùng tuyên bố chủ quyền.

Trong các tài liệu của Hải Quân Việt Nam, sự kiện này được biết đến với tên gọi CQ-88 (Chủ quyền-88).

Trong trận chiến ngày 14 tháng 3 năm 1988, phía Trung Quốc thống kê họ đã bắn tổng cộng 285 viên đạn pháo 100mm và 266 viên đạn pháo 37mm, chưa kể các cỡ đạn nhỏ hơn. Phía Việt Nam chỉ có tàu vận tải nên không có pháo để bắn trả, chỉ có thể bắn trả bằng các loại vũ khí cá nhân như AK-47 và RPG-7.

Thiệt hại của Việt Nam bao gồm 2 tàu bị bắn chìm, 1 tàu bị bắn hỏng được cho ủi bãi. 3 người hi sinh, 11 người khác bị thương, 70 người bị mất tích. Sau này Trung Quốc đã trao trả cho phía Việt Nam 9 người bị bắt, 64 người vẫn mất tích và được xem là đã hi sinh.

Trong trận Hải chiến Trường Sa, Học viện Hải quân Việt Nam có hai học viên (Kiều Hồng Lập và Nguyễn Bá Cường) hi sinh trong lúc tham gia thực tập và chiến đấu trên tàu HQ 604, hiện nay vẫn còn lưu giữ hình ảnh tại nhà truyền thống của Học viện.

Nhờ hành động dũng cảm của thuyền trưởng Vũ Huy Lễ và tập thể tàu HQ-505, tàu Việt Nam nằm trên đá Cô Lin và giữ được bãi đá ngầm này. Trung Quốc chiếm đá Gạc Ma từ ngày 16 tháng 3 năm 1988 và vẫn giữ cho đến nay.

Khoảng một tháng sau trận hải chiến tại Gạc Ma, hải quân Việt Nam đưa 35 công binh và 7 thủy binh cùng vật liệu xây dựng, một số vũ khí bí mật đổ bộ trong đêm lên đá Len Đao xây nhà đánh dấu chủ quyền. Lặp lại kịch bản Gạc Ma, trong ngày Trung Quốc đưa 7 tàu chiến và nhiều xuồng nhỏ bao vây uy hiếp số quân Việt Nam trên đá. Tuy nhiên lần này Việt Nam cho 7 máy bay chiến đấu Sukhoi Su-22M từ đất liền bay ra phía đá hỗ trợ nên số tàu chiến của Trung Quốc tản ra, đụng độ không nổ ra, phía Việt Nam giữ được đá và hoàn thành việc xây dựng nhà trên đá....

Trong suốt thời gian xảy ra chiến sự, Hải quân Liên Xô đóng ở Cam Ranh đã không can thiệp, mặc dù giữa Việt Nam và Liên Xô có ký riêng Hiệp ước Liên minh Quân sự Đồng minh song phương (tháng 11 năm 1978) trong đó ghi rõ là Liên Xô sẽ hỗ trợ Việt Nam hết sức mình về các mặt kinh tế, văn hóa và quốc phòng. Việc này được cho là do bối cảnh chính trị Liên Xô khi đó đang muốn kết thúc chiến tranh Lạnh với phương tây cũng như muốn xích lại gần Trung Quốc, nội bộ Liên Xô lúc này cũng đang bị chia rẽ nghiêm trọng do những chính sách của Tổng thống Gorbachev (thực tế chỉ 3 năm sau thì Liên Xô đã bị tan rã)....

Đó là thông tin chính thức từ Hà Nội.

Tuy nhiên, theo lời kể của một số chiến binh Hải quân VN, lúc ấy nhà nước Hà Nội mắc mưu Bắc Kinh, nên có tin là Tướng Lê Đức Anh ra chỉ thị cấm quân đội VN nổ súng bắn trả...

Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh chỉ đích danh:

“Tôi cho rằng lúc bấy giờ ông Lê Đức Anh được đưa lên làm Bộ trưởng Quốc phòng mà làm cái việc như thế là một việc phản quốc. Ra lệnh không được bắn lại để cho Trung Quốc nó giết chiến sĩ của mình như là bia sống thì tôi cho đó là một hành động phản động, phản quốc" -

Anh Nguyễn Văn Thống một người sống sót trong khi tiến vào Gạc Ma xác nhận với Đài Á Châu Tự Do lệnh không được nổ súng này

“Bên mình lúc ra đi là quán triệt không được nổ súng bất kỳ giá nào cũng không được nổ súng.”

Lịch sử không quên trận hải chiến này... Nhưng có vẻ như nhà nước Ba Đình muốn che giấu tội cho Lê Đức Anh và các lãnh đạo Hà Nội lúc đó?

Ý kiến bạn đọc
16/03/201619:10:26
Khách
Xin viết lại cho rõ:

Hôm 14/6/2014 tại hội thảo Minh Triết Biển Đông , thiếu tướng Lê Mã Lương- cựu giám đốc Bảo Tàng Lịch Sử Quân Sự Việt Nam- gián tiếp tiết lộ trước khi xảy ra trận Trường Sa, hải quân đã nhận được tin là “một đồng chí lãnh đạo cấp cao” ra lệnh “không được nổ súng” trong trường hợp Trung Cộng đánh chiếm Gạc Ma hay bất kỳ một đảo nào ở Trường Sa.

Mặc dù tướng Lương không nêu tên đích danh, nhưng ai cũng hiểu ‘đồng chí lãnh đạo cấp cao’ là để ám chỉ bộ trưởng bộ quốc phòng Lê Đức Anh . Lê Đức Anh là người duy nhất trong Bộ chính trị vào năm 1988 có đủ quyền lực để ra lệnh không được nổ súng.

Theo tướng Lương, trong một cuộc họp của Bộ chính trị diễn ra sau đó, bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch đã đập bàn chất vấn: Ai ra lệnh cho bộ đội không được nổ súng?
15/03/201623:54:07
Khách
Theo tin RFA - 10-19-2011, trên các con tàu trong chiến dịch CQ-88 đều chỉ mang lương thực, xi măng, cốt thép và các cột bê tông đúc sẵn mà thôi, không có vũ khí. Theo lời kể của 8 nhân vật còn sống , họ không hề có một khẩu súng trong tay và chỉ thấy khoảng 3¬-4 người lính Việt Nam có cầm súng AK .
Thiếu tướng Lê Mã Lương - cựu Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự-nói trước cuộc tọa đàm kỷ niệm cuộc chiến Gạc Ma do Trung tâm Minh triết tổ chức thuật lại: “Có đồng chí lãnh đạo cấp cao ra lệnh bộ đội ta không được nổ súng nếu như đánh chiếm cái đảo Gạc Ma hay bất kỳ đảo nào ở Trường Sa. Không được nổ súng! Và trong một cuộc họp của Bộ Chính Trị, đồng chí Nguyễn Cơ Thạch đập bàn và nói là ai ra lệnh cho bộ đội không được nổ súng? “
Ghi chú bộ trưởng Bộ Quốc phòng hồi bấy giờ là Lê Đức Anh đã ra cái lệnh như vậy .
TS Nguyễn Văn Khải người tham dự buổi hội thảo cho biết:”Câu đó của Lê Mã Lương là hoàn toàn đúng bởi vì những năm 80 tôi là TS Thiếu tá và có anh họ là Lê Ngọc Hiền là Thứ trưởng Quốc phòng, Lê Trọng Tấn là Tổng Tham mưu trưởng quân đội cho nên những chuyện này chúng tôi biết cả “.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nỗi lo thiếu thủy sản… Báo Tiền Phong kể: Các nhà máy chế biến thủy sản thiếu nguyên liệu trầm trọng…
Nước nghèo, dân số tương đối, nhưng rác nhựa lên hàng dư thừa… Đó là chuyện VN.
Cán bộ tưng bừng bia rượu trong giờ làm việc là thường… Bây giờ sẽ bị cấm.
Thủ đô vẫn luôn luôn không giống ai: Hà Nội không thoát nổi ô nhiễm….
“Giang hồ hiểm ác!” là châm ngôn thường được nhắc tới trong các truyện kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung. Thực tế giang hồ trong tiểu thuyết và giang hồ ở ngoài đời có lẽ chẳng khác nhau bao nhiêu, như chuyện các tay giang hồ đâm chém nhau tại Sài Gòn, Bình Dương trong mấy ngày qua mà báo mạng VNExpress cho biết dưới đây.
So với mức lương của người dân VN hiện nay thì 1.2 triệu đôla một năm trả cho huấn luyện viên đội tuyển quốc gia VN gốc Nam Hàn Park Hang Seo là rất cao dù so với nhiều nước trên thế giới thì không có gì là cao, nhưng điều lạ là tin này trong nước chưa biết thì Thái Lan, Nam Hàn đã biết
Tại sao phải đợi đến 3 tiếng đồng hồ và phải có thỏa thuận bằng giấy tờ chứ không được nói miệng thì các cơ quan truyền thông mạng mới được đăng lại tin của báo giấy?
Hàng ngàn người dân cư ngụ tại một chung cư tại tỉnh Nghê An đã phải di tản vì chung cư bốc cháy dữ dội, theo bản tin của báo Người Đưa Tin cho biết hôm 6 tháng 11.
Đồng Bằng Sông Cửu Long đang quên đi chuyện nước mặn dâng cao mà tập trung vào cuộc vui lễ hội Ook Om Bok mà trong đó thi đua ghe ngo là hào hứng nhất
Cái gì lâu đời thuộc về văn hóa dù là văn hóa vật thể cũng đều quý hiếm như cây thị 900 tuổi tại Chùa Đồng Phúc thuộc tỉnh Quảng Ninh tại miền Bắc Việt Nam được liệt vào si sản văn hóa của Việt Nam
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.