Hôm nay,  

Du Lịch Cứu Kinh Tế

10/03/201600:00:00(Xem: 4017)

Có đúng rằng du lịch sẽ cứu kinh tế Việt Nam? Đúng là như thế, vì du lịch nuôi được nhiều triệu người, bất kể những chuyện bi hài chặt chém, vệ sinh môi trường...

Nhưng cũng chính ngành du lịch nuôi mập cán bộ trước tiên, và có khi trở thành gánh nặng kinh tế, khi các quan tự nhiên trở chứng...

Bản tin VOA kể rằng ngành du lịch sẽ đóng góp nhiều cho kinh tế Việt Nam.

Bản tin ghi nhận rằng Hội đồng Lữ hành và Du lịch Thế giới mới đây cho hay 7,7% lực lượng lao động Việt Nam, tương đương hơn 4 triệu người, làm việc ở hình thức này hay hình thức khác trong ngành du lịch năm 2014, và dự báo con số đó sẽ tăng lên khoảng 5 triệu vào năm 2025.

Cũng có một xu hướng tương tự là đóng góp của du lịch vào Tổng sản phẩm quốc nội, GDP, của Việt Nam dự kiến sẽ tăng gần gấp đôi từ mức 17,8 tỷ đôla năm 2015 lên 32,5 tỷ đôla vào năm 2025, xấp xỉ 10% GDP.

Bộ Văn hóa-Thể thao-Du lịch Việt Nam cho hay lượng khách đạt 8 triệu người năm ngoái, tăng gần 4 lần từ mức hơn 2 triệu người năm 2000. Với việc Việt Nam đang nỗ lực củng cố danh tiếng là một điểm đến không thể bỏ qua, có dự báo rằng lượng du khách sẽ còn gia tăng.

Việt Nam được quảng cáo là nơi có nhiều phong cảnh đẹp cũng như có các đô thị sầm uất như thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, mang lại cho du khách nhiều điểm tham quan hấp dẫn và đồ ăn ngon.

Tới đây là phần bi quan, theo VOA:

“Tuy nhiên, lượng khách đến Việt Nam vẫn còn quá nhỏ khi so với nước Thái Lan láng giềng. Chỉ riêng năm ngoái, Thái Lan đã đón tiếp 30 triệu khách và thu được 66 tỷ đôla.

Dự báo Thái Lan sẽ tăng gấp đôi con số lợi nhuận từ ngành du lịch lên 127 tỷ đôla vào năm 2025. Theo Hội đồng Lữ hành và Du lịch Thế giới, ngành du lịch đóng góp tới 19,2% cho GDP, và sẽ tăng lên 25% vào năm 2025.

Việt Nam sẽ phải đi một chặng đường dài để đuổi theo Thái Lan. Điều quan trọng Việt Nam còn thiếu là hạ tầng du lịch, điều đã thể hiện rõ nhất khi xảy ra một số vụ tai nạn nghiêm trọng với du khách, mà gần đây nhất là vụ 3 du khách Anh thiệt mạng khi thăm Đà Lạt hồi tháng trước.”

Và nếu muôn nghe bi quan hơn nữa, là đọc ý kiến dưới bản tin VOA của người ký tên Dân Bụi từ Sài Gòn:

“Ôi, Du lịch VN nói hoài cũng vậy thôi. Ăn cướp ăn trộm, vệ sinh môi trường, vệ sinh cho khách (nói cụ thể Toilet, Restroom nơi đi nơi đến), sinh hoạt nhàm chán, an ninh khi du lịch, thực phẩm độc hại...tất cả đều đã được mọi người, từ Tây đến ta, nói rồi, nói nhiều rồi mà đâu cũng vào đó, vậy mà cứ mơ du lịch phát triển. Đi du lịch là người ta muốn vui, thoải mái, an toàn. Phải biết vậy. Ai muốn đút đầu vô chỗ phải đối phó hết cái này đến cái khác. Nhìn thằng Miên, thằng Thái làm ăn mà học. Chỉ cái miệng nói không, còn làm thì không chịu làm.”

Than ôi, đâu có phải các quan chức Việt Nam không biết học đâu. Vấn đề bí mật hơn nhiều, khi chúng ta nhìn về các dư5ự án du lịch khổng lồ, bỗng nhiên “đắp chiếu”...

Báo Thể Thao & Văn Hóa hôm 3-3-2016 kể chuyện Huế qua bản tin “Rối nước Cố Đô: Lênh đênh bên phận bèo”...

Bản tin viết:

“Cả sân khấu dưới nước lềnh bềnh chung với đám bèo trôi. Khán đài bạc màu thời gian, lá khô rơi đầy. Mùi hôi của rác thải và bèo lâu ngày ứ lại cứ chực xông lên mũi khiến ai một lần chứng kiến và cảm nhận hẳn sẽ khó chịu. Đó là tình trạng bi đát hiện giờ của Nhà hát Múa rối Cô đô Huế.”

Tại sao vậy? Tại vì các quan không kiếm ra tiền từ chương trình này. Nếu đòi tiền là lộ liền.

Hay như báo Xã Luận hôm 7-3-2016 kê chuyện ở Sài Gòn “Dự án công viên ngủ quên hàng thập kỷ”...

Bản tin viết:

“Hai dự án công viên được lập đã hơn một thập kỷ, nhưng đến nay vẫn “ngủ quên”, dù chính quyền TP.HCM nhiều lần đốc thúc.

Công viên thành bãi chăn bò

Dự án đầu tiên phải nhắc tới, đó là siêu Dự án Công viên Sài Gòn Safari (huyện Củ Chi) do Công ty TNHH MTV Thảo cầm viên Sài Gòn làm chủ đầu tư. Dự án rộng 475 ha, có tổng vốn đầu tư ban đầu khoảng 500 triệu USD, ảnh hưởng đến 705 hộ dân ở các xã Phú Mỹ Hưng và An Nhơn Tây....”

Đó là mới nói 1 dự án thôi, tới nửa tỷ USD, và làm cho 705 hộ dân thê thảm.

Ngay cả nơi được ca ngợi là thành phố Đà Nẵng, du lịch cũng có vấn đề, theo bản tin CafeF/Diễn Đàn Doanh Nghiệp hôm 4-3-2016:

“Những dự án hoành tráng “chết lâm sàng” ở Đà Nẵng

Hàng loạt các dự án bất động sản được chủ đầu tư “vẽ” ra rất hoành tráng, tọa tại những vị trí “đắc địa” trên địa bàn TP Đà Nẵng đang “chết đứng”, gây nhiều bức xúc cho dư luận....”

Nghĩa là, tai hại cũng “hoành tráng,:” và làm cho ai cũng phải “bức xúc” vậy...

Tại sao như thế? Du lịch tuyệt vời mà? Khi quan chức không kiếm được gì, là ngưng thôi.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.