Hôm nay,  

Từ Bữa Nọ Em Đi

08/03/201600:00:00(Xem: 3618)

Ngày 8 tháng 3 hàng năm còn gọi là Ngày Quốc Tế Phụ Nữ. Ngày này còn gọi là Ngày Liên Hiệp Quốc vì Nữ quyền và Hòa bình Quốc tế được Liên Hiệp Quốc chính thức hóa vào năm 1977.

Trong một thế kỷ qua, người phụ nữ đã giành được sự bình đẳng trước pháp luật trong hầu hết các lĩnh vực và ở hầu hết các nước trên thế giới. Tuy thế, hiện nay phụ nữ vẫn không ngừng tranh đấu vì quyền bình đẳng với nam giới.

Ngày Quốc Tế Phụ Nữ là thành quả đấu tranh lâu dài và lặng lẽ của hàng triệu phụ nữ trên thế giới.

Trước đây do tư tưởng trọng nam khinh nữ, nên phận làm nữ chịu nhiều thiệt thòi nhất hàng thế kỷ.

Dù như thế, các nhà thơ vẫn từ lâu đặt phụ nữ trong một vị trí rất mực trân trọng. Đối với thi ca, không hề có chuyện kỳ thị hay liệt vào vị trí thứ cấp.

Thực tế, phụ nữ là mẹ, là chị, là em gaí, là vợ và là cội nguồn thơ mộng của cõi này.

Trong những bài thơ tuyệt vời ngợi ca phụ nữ, có bài thơ “Không đủ gọi” trong thi tập Mưa Nguồn của Bùi Giáng mang đầy sức mạnh.

Không đủ gọi... Đúng vậy, sẽ không bao giờ có đủ lời để gọi.

Sau đây là bài thơ độc đáo của thi sĩ Bùi Giáng về hình ảnh một bữa nọ em đi... Rất lạ là, đoạn cuối chỉ có 3 câu.

*

Không Đủ Gọi

.

Mây đứng lại chân trời phủ khói

Giòng sông đi đò bến đợi ngu ngơ
Chiều trời đẹp tâm tình em không nói
Đất với trời chung một nghĩa bơ vơ
.
Chiều thổi đẹp gió về em không nói
Anh không chờ không biết đợi từ bao
Từ xuống mưa không biết tự phương nào
Giòng sông chảy ai người xin níu lại
.
Mưa có tạnh nhưng chân trời còn mãi
Những giọt sương là lệ ở trong mây
Giòng sông đi cho nước nói ngàn ngày
Rằng bể rộng không bến bờ em ạ
.
Anh đợi xuống đêm về đầu phủ toả
Mịt mù xanh bù xoã ánh tơ giăng
Cười môi em duyên dáng như chị Hằng
Và lấp lánh mắt là sương trong lệ
.
Anh sẽ hỏi gió đêm về mở hé
Mở muộn màng là một chút mơ hoa
Mở ngàn sau hoài vọng chút phai nhoà
Và mất hút ở cuối trời nín lặng
.
Rồi từ đó về sau mang trái đắng
Bàng hoàng đi theo gió thổi thu bay
Anh chờ em không biết tự bao ngày
Để thấy mãi rằng thơ không đủ gọi
.
Sầu một thuở đất mòn không tiếng nói
Một ngàn năm trăng giãi tuyết băng buông
Anh gửi đi ngàn sóng cuộn thác nguồn
Để thấy mãi rằng thơ không đủ gọi
.
Mùa xuân lại với chim về đã mỏi
Với cá về mây nước cũng lang thang
Anh nằm im nhắm con mắt mơ màng
Mở con mắt cũng mơ màng cỏ lá
.
Hờn phố thị để lạc hồn cõi lạ
Sầu phố xanh từ bữa nọ em đi
Tuyết trời Tây có nguôi lãng những gì

Bùi Giáng (tập thơ Mưa Nguồn)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nỗi lo thiếu thủy sản… Báo Tiền Phong kể: Các nhà máy chế biến thủy sản thiếu nguyên liệu trầm trọng…
Nước nghèo, dân số tương đối, nhưng rác nhựa lên hàng dư thừa… Đó là chuyện VN.
Cán bộ tưng bừng bia rượu trong giờ làm việc là thường… Bây giờ sẽ bị cấm.
Thủ đô vẫn luôn luôn không giống ai: Hà Nội không thoát nổi ô nhiễm….
“Giang hồ hiểm ác!” là châm ngôn thường được nhắc tới trong các truyện kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung. Thực tế giang hồ trong tiểu thuyết và giang hồ ở ngoài đời có lẽ chẳng khác nhau bao nhiêu, như chuyện các tay giang hồ đâm chém nhau tại Sài Gòn, Bình Dương trong mấy ngày qua mà báo mạng VNExpress cho biết dưới đây.
So với mức lương của người dân VN hiện nay thì 1.2 triệu đôla một năm trả cho huấn luyện viên đội tuyển quốc gia VN gốc Nam Hàn Park Hang Seo là rất cao dù so với nhiều nước trên thế giới thì không có gì là cao, nhưng điều lạ là tin này trong nước chưa biết thì Thái Lan, Nam Hàn đã biết
Tại sao phải đợi đến 3 tiếng đồng hồ và phải có thỏa thuận bằng giấy tờ chứ không được nói miệng thì các cơ quan truyền thông mạng mới được đăng lại tin của báo giấy?
Hàng ngàn người dân cư ngụ tại một chung cư tại tỉnh Nghê An đã phải di tản vì chung cư bốc cháy dữ dội, theo bản tin của báo Người Đưa Tin cho biết hôm 6 tháng 11.
Đồng Bằng Sông Cửu Long đang quên đi chuyện nước mặn dâng cao mà tập trung vào cuộc vui lễ hội Ook Om Bok mà trong đó thi đua ghe ngo là hào hứng nhất
Cái gì lâu đời thuộc về văn hóa dù là văn hóa vật thể cũng đều quý hiếm như cây thị 900 tuổi tại Chùa Đồng Phúc thuộc tỉnh Quảng Ninh tại miền Bắc Việt Nam được liệt vào si sản văn hóa của Việt Nam
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.