Hôm nay,  

Sự Tích Anh Cả, Anh Hai

28/03/200000:00:00(Xem: 6124)
Bạn,
Tại Nam phần, như bạn đã biết, người con trưởng trong gia đình đều được gọi là Hai thay vì là Cả. Cách gọi này bắt nguồn từ một sự tích liên quan đến câu chuyện báo hiếu của một nhân vật đã đi vào truyền thuyết, và đã được biên soạn thành một đoạn diễn để hát trong tang lễ tiễn vong linh người đã khuất. Bây giờ mời bạn nghe kể về câu chuyện báo Hiếu dựa theo bài viết của một nhà nghiên cứu trong nước được phổ biến trên báo Tuổi Trẻ Chủ Nhật.

Theo truyện Họ Hồng Bàng trong Lĩnh Nam Chích Quái, viết vào thế kỳ 15, trong gia đình khi có người chết thì giã cối để láng giềng kéo nhau đến giúp. Điều này cho thấy tính cộng đồng của tang lễ với các hội trợ táng, hội âm công-đạo tì hay gọi nôm na là “hồi” như ở miệt Dĩ An, Tân Uyên (hiện thuộc tỉnh Bình Dương). Không biết thời xa xưa đó tang lễ được diễn xướng như thế nào để bày tỏ tình cảm của cảnh sinh ly tử biệt.

Đến thế kỷ 16, theo tài liệu của sách Ô Châu Cận Lục thì mỗi khi có ma chay thì tang quyến trong gia đình tổ chức múa hát trước quan tài, gọi là hò đưa linh. Đến cuối thế kỷ 19, ảnh hưởng của hát bội đã bắt đầu du nhập vào hò đưa linh để biến đổi hò đưa linh thành hát đưa linh, bao gồm cả diễn tuồng, đấu võ và hò đưa linh (từ nhà ra đến huyệt). Hát đưa linh là diễn một chặp hát bội theo một tích truyện: bất cứ gia đình nào ở Nam phần đều gọi con cả là thứ hai. Người con trai thứ nhất là một người con trừu tượng, từ khi sinh ra bỏ nhà đi lưu lạc, lập sơn trại để làm giang sơn một cõi. Một hôm nọ, chủ sơn trại (người con thứ nhất) sai thuộc hạ xuống chợ, nhưng mọi thứ ở chợ đều dành bán cho tang chủ ở địa phương. Đám thuộc hạ về kể lại sự tình và tướng cướp cơ hồ rằng người quá cố ấy là mẹ mình. Bán tính bán nghi anh ta đích thân hạ san lẻn về nhà để xem rõ hư thực. Trở về sơn trại, anh tập họp tất cả thuộc hạ, chờ khuya đột nhập vào nhà cướp quan tài. Làng tổng hay tin phục kích để bắt tướng cướp. Hai bên đụng độ nhau. Trận chiến diễn ra dữ dội, cuối cùng người con trai thứ một đã hạ đám làng tổng và đưa quan tài mẹ về sơn trại.

Theo một số nghệ sĩ lão thành và các tài liệu về hát linh thì tích truyện này được trích từ vở tuồng Chàng Lía, đoạn Lía từ căn cứ Truông Mây về cướp quan tài của mẹ đem về núi an táng. Lía là một nhân vật lịch sử đã đi vào truyền thuyền của xứ Bình Định từ đời chúa Nguyễn Phúc Chu.
Ở Nam phần, tích truyện Chàng Lía đã được sáng tác thành tác phẩm Văn Đoan-chàng Lía/thơ pha tuồng. Cuối thế kỷ 19, Văn Đoan được chuyển sang Quốc ngữ và tái bản nhiều lần khiến cho tích tuồng được phát hành rộng rãi, tạo thành một sinh hoạt văn nghệ bình dân gọi là Hát Thằng Lía. Nhà nghiên cứu Huỳnh Tịnh Của, tác giả Đại Nam Quốc Âm Tự Vị đã cho biết lý do vì sao nhân vật Lía được công chúng hồi ấy đón nhận hăm hở: Lía, tục danh là Văn Đoan, nguyên là người An Nam, sinh đẻ tại phủ Qui Nhơn, còn nhỏ mà học võ rất có tài, sau muốn ra giúp nước, mắc quan nịnh yểm ức, thất chí quy lâu la làm một đảng cướp rất lớn. Lấy một sự y có hiếu với mẹ, còn cướp của mà cho người nghèo nên người ta làm tuồng tập để đời.

Bạn,
Cũng từ tuồng tích này, ông trưởng nhóm âm công-đạo tì luôn đóng vai người con thứ một, chỉ huy việc đánh cướp quan tài. Theo nhà nghiên cứu nói trên, sau này câu chuyện lại du nhập thêm các tín lý dân giả khác gọi là “đánh phá quàng, đánh động diệt quỉ” và du nhập các màn đánh võ lớp mà quy mô và bài bản là ở vùng Tân Phước Khánh tỉnh Bình Dương.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.