Hôm nay,  

Chầu Văn Hầu Đồng

01/03/201600:00:00(Xem: 4097)

Truyền thông Chầu văn Hầu đồng không biết có từ bao giờ, nhưng hẳn là rất xưa, rất là lâu xa, nhiều ngàn năm, có thể từ thời Lạc Long Quân cưới bà Âu Cơ... Nghi lễ hầu đồng ở các đền phủđi từ Bắc vào Nam từ thời mấy thế kỷ trước. Hình như trong xóm nào ở Sài Gòn cũng có một ngôi đền thường được dồng bào quen gọi là “Lên đồng”... Có khi còn xiên lình nữa, đáng sợ và rất lạ. Chẳng hiểu vì sao. Dĩ nhiên, tín ngưỡng nào cũng có bí ẩn.

Bây giờ, chính phủ Hà Nội muốn xin cho nghi lễ này vào danh sách di sản văn hóa LHQ.

Chuyện là, nhà nước trước kia tự hào là vô thần, bây giờ lại cổ vũ. Không rõ, nghi lễ này được công nhận, sẽ giúp đem tiền về cho ngành du lịch hay không -- như dường đây là mục tiêu chính của Hà Nội.

Bản tin TTXVN tựa đề “Các vị đại sứ ấn tượng với nghi lễ chầu văn-hầu đồng của Việt Nam” hôm 27-2-2016 kể như sau, trích:

“Chương trình biểu diễn Chầu văn-hầu đồng, nghi lễ quan trọng trong tín ngưỡng thờ Mẫu đã diến ra tối 26/2 tại phủ Tiên Hương thuộc Quần thể Di tích Phủ Dầy, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.

Chương trình thu hút hơn 20 vị đại sứ, đại diện, trưởng đại diện các tổ chức quốc tế tại Việt Nam cùng các nhà nghiên cứu văn hóa, tín ngưỡng trong nước tham dự.

Đây là hoạt động nằm trong Chương trình “Một hành trình 3 đạo” gồm: đạo Mẫu, đạo Thiên Chúa và đạo Phật do Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam phối hợp với các địa phương tổ chức. Chương trình góp phần giới thiệu những nét đẹp, giá trị văn hóa, tín ngưỡng trong đời sống tâm linh của người Việt Nam với bạn bè quốc tế.

Tại chương trình, thanh đồng Trần Thị Huệ đã biểu diễn giới thiệu với các đại biểu tham dự lối diễn xướng hầu đồng gồm các giá đồng: Quan Tam Phủ, Quan Tuần Tranh, Chầu Đệ Nhất, Chầu Đệ Nhị, Ông Hoàng Bơ, Chầu Bát, Ông Hoàng Mười...

Tham dự sinh hoạt tín ngưỡng cùng với người dân địa phương, các vị đại sứ, đại diện, trưởng đại diện các tổ chức quốc tế tại Việt Nam bày tỏ sự thích thú, ấn tượng với trang phục, âm nhạc, cách thức biểu diễn Chầu văn - nghi lễ vừa linh thiêng vừa gần gũi với đời sống này.

Theo bà Katherine Muller-Marin, Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam, tín ngưỡng thờ Mẫu đã khẳng định, đề cao vai trò, vị trí của người phụ nữ. Tín ngưỡng này cũng tích hợp nhiều giá trị văn hóa, nghệ thuật, đặc biệt đậm tính nhân văn, thể hiện ở sự tôn kính với tổ tiên, ông bà, những người anh hùng có công với nước.

Ông Ted Osius, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam chia sẻ ông đã đọc tài liệu giới thiệu nghi lễ Chầu văn-hầu đồng nhưng khi trực tiếp xem, nghe biểu diễn thì mới cảm nhận hết được sự hấp dẫn, cuốn hút của các điệu nhạc, lời hát và hiểu thêm về nền văn hóa Việt Nam.

Ông Phạm Sanh Châu, Tổng Thư ký Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam cho biết ngoài mục đích giới thiệu nét đẹp, sinh hoạt văn hóa truyền thống của người dân, chương trình “Một hành trình 3 đạo” còn góp phần giúp các đại biểu hiểu thêm về đất nước, con người và tự do tín ngưỡng ở Việt Nam.

Thờ Mẫu là một tín ngưỡng dân gian thuần Việt, có lịch sử lâu đời, biến chuyển thích ứng với thay đổi của xã hội. Tín ngưỡng thờ Mẫu gắn với đời sống tâm linh người Việt, hướng đến cuộc sống thực tại của con người với ước vọng về sức khỏe, may mắn. Tâm là giá trị cốt lõi của tín ngưỡng thờ Mẫu...

Tháng 3/2014, Việt Nam đã gửi hồ sơ “Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” đệ trình Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Dự kiến hồ sơ này sẽ được UNESCO xem xét, đánh giá vào tháng 12/2016.” (ngưng trích)

Câu hỏi nên nêu lên rằng: có phải chính phủ Ba Đình muốn lên đồng cho cả thế giơi xem?

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.