Hôm nay,  

Mẫu Giáo Ở Thừa Thiên

31/01/200000:00:00(Xem: 5698)
Bạn,
Hai cơn đại hồng thủy liên tiếp trong tháng 11/1999 đã tàn phá nặng nề các tỉnh thuộc khu vực Trung nguyên Trung phần, từ Quảng Bình vào đến tận Khánh Hòa. Về trường học, tại Quảng Trị và Thừa Thiên, 80% số trường tiểu học, trung học bị hư hại nặng, riêng các lớp mẫu giáo tại tỷ lệ hư hại lên đến hơn 90% Ngân sách địa phương chỉ dành để tu sửa các trường phổ thông cấp 1,2 và 3. Còn các lớp mẫu giáo thì phó mặc cho giáo viên tự xoay sở. Mới đây, một phóng viên báo Lao Động đến thăm một lớp học ở thôn Mỹ Thạnh (Quảng Lợi, Quảng Điền) và đã chứng kiến cảnh lớp học trống trơn, từng đợt gió heo may lùa vào những khung cửa sổ để trống. Phóng viên này ghi lại như sau:

Ngoài trời đang mưa. Cô giáo Nhân vừa dạy, vừa chăm các cháu, vừa chống dột, vừa nghĩ tìm cách nào đó để các cháu có được một vài món đồ chơi dù là đơn giản nhất. Cô tâm sự: Để duy trì được lớp học, không riêng gì em mà tất cả các giáo viên ở những vùng khác, đã dùng rất nhiều giải pháp như mượn nhà dân làm phòng học, xin phụ huynh đem theo bàn ghế, đòn từ nhà của mình, và giải pháp cuối cùng đã được thực hiện là mua chiếu trải xuống đất cho các cháu có chỗ để ngồi. Cô Nhân ngừng nói, chỉ tay về phía một cháu nam nhỏ với nét buồn buồn đang ngồi mân mê những tờ giấy ở góc cuối lớp và nói tiếp: “Chẳng còn gì cho các cháu chơi mới nghĩ cách tập cho các cháu xếp các loại đồ chơi bằng giấy. Ai cũng nhớ và tự làm được cho mình một thứ để chơi, riêng cháu Tý thì không tài nào làm được dù em đã hướng dẫn rất kỹ”.

Tại một lớp mầm non ở đội 8, xã Điền Hải, huyện Phong Điền, phóng viên trên đã hỏi cô giáo: sau lũ thì lớp cô còn gì không" Nghe cô “chỉ còn tiếng hát.” Tưởng là đùa mà hoá thật. Cả đội có được hai lớp mẫu giáo thì một đã tan hoang, một đang xuống cấp nghiêm trọng. Các cháu đến lớp chỉ để tập múa, tập hát, xong ngồi nghe cô giáo kể chuyện cho hết buổi rồi... về.
Trình bày về tình cảnh của các lớp mẫu giáo tại huyện Phong Điền, nữ trưởng phòng Mầm non huyện này đã phải ngậm ngùi nói: “Với tình hình có nguy cơ càng lúc càng xấu như thế này, không sớm thì muộn cũng phải đóng cửa rất nhiều lớp học trên toàn huyện. Và anh có hình dung ra điều gì không khi con em của mình không có đứa nào được đi học mẫu giáo" Không biết bao giờ thì chúng tôi mới khắc phục xong hậu quả của lũ lụt. Tình trạng thiếu thốn cơ sở vật chất, đồ dùng và phương tiện dạy học như thế này có thể kéo dài trong vài nămọ. Đối với phụ huynh, ai cũng biết rất rõ tình trạng hiện nay của các lớp học nhưng họ vẫn đem con của mình đến lớp học. Bởi nói theo lời của một phụ huynh thì: Công việc bây chừ ngập đầu ngập cổ. Xong lụt, tụi tui phải bắt tay vào chuẩn bị cho vụ đông xuân và những tháng ngày mịt mờ sắp tới. Thôi thì cứ cho cháu vào đây cho có bạn, có thầy...”

Bạn,
Cũng theo ghi nhận của phóng viên trên thì cái khó khăn nhất của ngành mầm non bây giờ là các trường mầm non dân lập, bởi họ hoàn toàn phải dựa vào người dân. Nhưng sau lũ, đời sống của bà con nông dân từ lâu đã khốn khó nay lại càng bấp bênh. Gần đến Tết, nhưng các giáo viên này vẫn chưa nhận được khoản tiền nào ngoài khoản trợ cấp 75 ngàn đồng từ ngân sách của ngành Giáo dục địa phương.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.