Hôm nay,  

Soạn Giả Viễn Châu Ra Đi

02/02/201600:00:00(Xem: 6471)

Đã là dân Sài Gòn mà chưa xem cải lương cũng là chuyện lạ, dĩ nhiên trừ thế hệ trẻ 8x trở đi, làn sóng radio không còn ưu thế và là khi nhạc toàn cầu tràn ngập chuyển qua iPod, Internet...

Nói đúng ra, thời 1960s và 1970s là thời kỳ nổi bật nhạc của Trịnh Công Sơn, Lê Uyên Phương, Từ Công Phụng... qua xuyên suốt là nhạc của bác Phạm Duy, nhưng một góc trời Nam vẫn là thành lũy của cải lương.

Trong đó, hình ảnh soạn giả cải lương Viễn Châu vẫn sừng sững hệt như một ngọn núi.

Bản tin RFA hôm Thứ Hai cho biết Soạn giả cải lương Viễn Châu, người được mệnh danh là “vua vọng cổ” vừa từ trần tại nhà riêng ở Sài Gòn vào chiều hôm Thứ Hai mùng 1 tháng 2, hưởng thọ 92 tuổi.

Nghệ sĩ Cải lương Viễn Châu tên thật là Huỳnh Trí Bá, quê ở Trà Vinh, miền Tây Nam bộ. Ông được xem là danh cầm đàn tranh và là soạn giả cải lương nổi tiếng.

Soạn giả Viễn Châu được công chúng biết đến từ năm 1945 qua vở cải lương đầu tay “Hồn Chiến sĩ”. Ông còn được cho là người khai sinh thể loại cải lương tân cổ giao duyên và đã sáng tác khoảng 70 tuồng cải lương trong suốt cuộc đời làm nghệ thuật của mình.

Báo Tuổi Trẻ cho biết chi tiết, qua bản tin hôm Thứ Hai, rằng soạn giả Viễn Châu qua đời lúc 13g15 trưa 1-2 tại tư gia, hưởng thọ 92 tuổi.

Soạn giả Viễn Châu sinh năm 1924 tại Trà Cú, Trà Vinh, tên thật Huỳnh Trí Bá. Ông được xem là ông vua vọng cổ, tính tới nay đã sáng tác khoảng 4.000 bài vọng cổ và hơn 70 kịch bản cải lương.

9g sáng ngày 2-2, linh cữu của soạn giả Viễn Châu được đưa sang Nhà tang lễ Thành phố. Lễ động quan diễn ra sáng ngày 4-2, sau đó hỏa thiêu tại Bình Hưng Hòa.

Soạn giả Viễn Châu được xem là người khai sinh ra thể loại tân cổ giao duyên, là người viết tân cổ giao duyên hay nhất và nhiều nhất từ trước tới nay.

Nhiều sáng tác của ông được khán giả yêu mến cải lương thuộc nằm lòng như: Tình anh bán chiếu, Võ Đông Sơ - Bạch Thu Hà, Lá trầu xanh, Hoa lan trắng, Anh đi xa cách quê nghèo, Hàn Mạc Tử, Mẹ vẫn đợi con về...

Bản tin TT cũng nói Viễn Châu được xem là người thầy của các tài danh cải lương như Lệ Thủy, Diệu Hiền, Ngọc Giàu, Bạch Tuyết...

Bản tin TT cũng ghi rằng soạn giả Viễn Châu có viết một số bản vọng cổ "dành riêng cho mình đi hát với bạn bè cho vui" như Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn tranh và 16 cô đào hát, Sao thầy chẳng thương em?, Soạn giả gặp Diêm Vương, Thiên đường hay địa ngục...

Báo Tuổi Trẻ viết:

“Năm 1994, NSND Viễn Châu viết bản Anh không chết đâu em có lời như sau:

“Sau khi tôi nhắm mắt xuôi tay trở về cát bụi, thì trong những hàng tri âm tri kỷ có ai sẽ tiễn đưa tôi ra nơi nghĩa địa... Rồi một chiều nào khi tắt nắng hoàng hôn có người con gái tìm đường vào nghĩa địa, tay ôm chặt một vòng hoa trắng tìm đến bên mồ nức nở khóc than, nàng ca lên những bài ca áo não thê lương khóc người nghệ sĩ trót mang nhiều cam lụy, ôm ngôi mộ nàng gục đầu nức nở: Anh Bảy ơi anh chết tự bao giờ... Nằm dưới mồ nghe những tiếng khóc than, tôi tỉnh giấc và giật mình sống lại, tung mồ dậy ôm chặt người con gái và bảo nhỏ rằng: Anh không chết đâu em!”....”(ngưng trích)

Tự điển Bách khoa mở Wikipedia có viết về ông, trích:

“...Năm 1950, ông viết vở cải lương "Nát cánh hoa rừng" với bút danh Viễn Châu, phóng tác từ truyện đường rừng của Khái Hưng. Đây là vở cải lương đầu tiên của ông được đoàn Việt kịch Năm Châu trình diễn trên sân khấu đại ban tại Sài Gòn cũng trong năm 1950, được công chúng hoan nghênh nhiệt liệt.

Từ đó, tên tuổi Viễn Châu bắt đầu được giới mộ điệu chú ý. Các tác phẩm biểu diễn đàn tranh của ông được nhiều hãng đĩa thu thanh và phát hành liên tục. Đương thời, ngón đờn tranh Bảy Bá được xem là một trong 3 ngón đờn cổ nhạc đã được giới mộ điệu đánh giá cao và coi như bậc thầy là Năm Cơ (đàn sến) - Bảy Bá (đàn tranh) - Văn Vỹ (guitar phím lõm). Ngoài đoàn Việt kịch Năm Châu, ông còn cộng tác với các đoàn hát: Kim Thanh Út Trà Ôn (1955), Thanh Tao (1958), Thanh Nga (1962), Dạ Lý Hương (1969), Tân Hoa Lan (1969). Đồng thời, ông còn cộng tác với các hãng đĩa Việt Nam (1950), Kim Long (1951), Việt Hải (1953), Thăng Long (1954), Sống Mới (1968), Nhạc ngày xanh (1969), Hồn nước (1973, của Ngọc Chánh sản xuất băng từ),…”(hết trích)

Có một câu nói đầy biết ơn của nghệ sĩ Ngọc Giàu:

"Không có Viễn Châu là không có Ngọc Giàu cũng như gần hết các tên tuổi cải lương nổi tiếng của cải lương thời hoàng kim."

Xin góp lời cầu nguyện cho người nghệ sĩ an nghỉ...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.