Hôm nay,  

Một Nền Văn Minh Cổ

01/08/199900:00:00(Xem: 5707)
Bạn nghĩ rằng chiếc nôi văn minh của Việt Nam là Miền Bắc" Điều bạn nghĩ không sai đâu. Nhưng nếu bạn biết rằng hơn 15 thế kỷ trước, trong khi Miền Bắc chưa tạo được hệ thống chữ viết riêng thì nơi Miền Nam đã có một nền văn minh đã tạo riêng được lối viết chữ riêng, thì hẳn là ngạc nhiên lắm. Thấy chưa, chúng ta thực sự chưa biết hết về đất nước quê nhà mà. Một bài báo về khảo cổ trong nước kể lại nơi có nền văn minh cổ đó như sau.
Di tích Gò Tháp thuộc xã Tân Kiều, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp, cách thị xã Cao Lãnh khoảng 40 km, nằm ở vị trí gần trung tâm Đồng Tháp Mười. Toàn bộ khu di tích là một tập hợp nhiều gò đất pha cát với diện tích khoảng 3.000 m2. Trên mặt gò, có nhiều cổ thụ, tàn lá sum suê rợp bóng một vùng dưới cái nắng chói chang Đồng Tháp Mười. Chung quanh gò là vùng trũng rộng lớn với rừng tràm xen lẫn năng, sậy, sen, súng. Khu di tích Gò Tháp chưa bao giờ bị ngập nước, cho dù mùa nước nổi của những năm lớn nhất.
Cuối thế kỷ 19, di tích Gò Tháp có tên gọi là Prasat Pream Loven. Rồi qua hàng chục năm của đầu thế kỷ 20, các nhà khảo cổ người Pháp thuộc Trường Viễn Đông Bác Cổ đến khảo sát nhiều pho tượng và các sản phẩm điêu khắc, văn tự cổ đã được phát hiện. Sau khi thẩm định, bằng vào các cơ sở chứng lý khoa học, các nhà khảo cổ đã kết luận: “Di tích Gò Tháp Mười là một trong những trung tâm tôn giáo quan trọng của nền văn hóa Óc Eo”.
Trong các loại hình văn hóa Óc Eo, gồm các sản phẩm: gỗ, gốm đá rất phong phú đa dạng, nhất là gạch, với kích cỡ lớn và trung bình. Gạch ở trên gò, gạch ở chung quanh nơi đồng ruộng, cục nguyên, cục vỡ ngổn ngang nơi Gò Tháp, Động Cát, Sa Rài thuộc tỉnh Đồng Tháp, đến tận Giồng Giung, Gò Hàng, Bãi Liếp thuộc Long An và lấn qua Trường Tháp thuộc tỉnh Tiền Giang... Đó đây còn có nhiều gạch, phiến đá, trụ đá, sản phẩm tôn giáo nghệ thuật, và đồ dùng trong sinh hoạt gia đình gồm: nồi, bình có vòi, ràng chì, lưới...

Đặc biệt là gạch xếp thành mộ táng với bảy lớp mầu hồng, loại chín lớp mầu trắng. Mỗi chi tiết như tiềm ẩn một thứ ngôn ngữ riêng biệt. Đồ sộ và huyền bí là nền gạch ở Miếu Bà Chúa Xứ (kích thước 25 x 13,85 m) chính giữa có hoa văn tám cánh xếp bằng chín viên gạch, chỉ theo bốn hướng chính và bốn hướng phụ của địa bàn. Đây là ẩn số chưa tìm ra lời giải. Chất kết dính tuyệt vời, khi thấm nước có thể gỡ ra từng viên, lúc khô dùng cuốc để xeo. Trải qua quá trình 1.500 năm, độ lún của nền gạch không đáng kể. Không thể lấy chất liệu, kỹ thuật cổ điển mà so sánh với ngày nay, vì cảm nghĩ của người xưa xây đền, xây tháp thờ trời Phật, thần thánh do lòng thành, đức tin toàn tâm, toàn ý được đặt lên hàng đầu. Do vậy trải qua thời gian dài vẫn tồn tại.
Sau hai đợt khai quật vào năm 1984 và 1993, các nhà khảo cổ đã phát hiện di tích Gò Tháp ba loại hình di tích gồm: Di tích cư trú, di tích kiến trúc và di tích mộ táng. Đoàn khảo cổ còn khẳng định: “Gò Tháp là di chỉ khảo cổ đầu tiên ở tả ngạn sông Tiền, cách Ba Thê, Óc Eo (An Giang) khoảng 90 km về phía đông bắc, gồm một chuỗi gò, liền khoảnh do bàn tay con người bồi đắp dựa trên thành tạo ban đầu của tự nhiên”. Ngày nay, theo quan điểm mới ta nói đây là cuộc cộng cư “Chung sống với lũ”. Trên địa bàn này, họ chia từng khu vực, gồm các điểm kiến trúc: Gò Tháp, Gò Minh Sư, Gò Miếu Bà Chúa Xứ... Điểm sản xuất gồm: Khu vực đền thờ Thiên Hộ vương - Đốc binh Nguyễn Tấn Kiều. Còn khu mộ táng nằm về phía tây nam. Dọc triền lưng, dưới chân Gò Tháp về phía bắc, đã phát hiện nhiều cọc gỗ nhà sàn, dễ liên tưởng đến tuyến dân cư, tạo nên quần thể nhân dân lao động trong vùng.
Theo đánh giá của đoàn khảo cổ, Đồng Tháp Mười từng có tên trong lịch sử vào khoảng sáu thế kỷ đầu Công nguyên.
Ở nơi đây, sớm có nền văn hiến rạng rỡ, có chữ viết riêng, đặt quan chế với nền cai trị vững vàng (thiết chế và thuế khóa, luật pháp...) đời sống kinh tế phong phú, trao đổi hàng hóa dùng vàng bạc đá quý làm trung gian, có nền nông nghiệp trồng lúa phát triển lâu đời, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ tinh xảo, nhà cửa khang trang, hàng hải phát triển sớm. Bạn thấy chưa" Ai dám bảo nền văn minh miệt vườn là đồ bỏ" Chỉ có điều rằng chúng ta — trong khi bạn nơi quê người, và tôi ở quê nhà — vẫn chưa thể biết hết những gì hay và đẹp của nước mình. Thôi để hẹn bạn thư sau. Thân lắm.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Cuộc chiến thương mại vẫn xảy ra chung quanh hàng Việt Nam xuất cảng…Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp ghi nhận: Sau khi áp thuế chống trợ cấp 12% với ống thép không gỉ từ Việt Nam, Ấn Độ lại tiếp tục điều tra chống trợ cấp đối với ván sợi bằng gỗ.
Trộm kỹ thuật của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh quốc, Pháp quốc… Lấn chiếm Biển Đông của VN, Philippines… Bây giờ TQ cũng chôm cả văn hóa VN, nói rằng áo dài VN là truyền thống thời trang Trung Hoa…
Xây cầu, rủ nhau xây cầu… Nhà nước xây không nổi, cạn tiền, nên vay tiền quốc tế để xây cầu…
Thiếu thịt heo, đặc biệt là dịp Tết sắp tới… Báo Vietnam Finance ghi nhận: Từ đây đến Tết, mỗi tháng sẽ thiếu khoảng 70.000 tấn thịt heo.
Vậy là huề… Trận bóng đá mọi người hồi hộp chờ, vậy là huề. Bản in TTXVN kể: Tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan đã cầm hòa nhau 0 - 0 ở lượt trận thứ 5 bảng G vòng loại World Cup 2022 diễn ra trên sân Mỹ Đình tối 19/11.
Nhức nhối vẫn là chuyện mua hàng ngoại về rồi dán thương hiệu hàng Việt… Infonet ghi lời một quan chức về tình hình “Nhập hàng nước ngoài về cắt mác dán nhãn Made in VN: Chúng ta đang tự giết chúng ta!”
Có nên hợp pháp hóa mại dâm để câu du khách? Các quan chức Hà Nội đã “bức xúc” nêu câu hỏi như thế.
Tình hình ung thư của dân mình có những con số đáng ngại: 70% biết có bệnh ung thư khi đã vào giai đoạn cuối… nghĩa là tới lúc khó chữa trị.
Bán nước với giá cắt cổ, hay giá rẻ mạt? Đó là chuyện Hà Nội mua “hớ” có phải không? Báo Tiền Phong kể chuyện nước sông Đuống bán giá khủng: Hà Nội 'hớ' khi chọn nhà đầu tư?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.