Hôm nay,  

Nữ Thư Ký Giám Đốc

30/07/199900:00:00(Xem: 6190)
Bạn,
Trong một lá thư trước, chúng tôi có đề cập đến nhiều tình huống đầy kịch tính thường diễn ra trong văn phòng các giám đốc doanh nghiệp giữa xếp và nữ thư ký. Theo ghi nhận của các báo trong nước, rất nhiều vị giám đốc doanh nghiệp tuyển nữ thư ký theo những quy chuẩn riêng mà trong đó yếu tố ngoại hình được đặt hàng đầu. Với những xếp thích có “bông hoa biết nói” ở cạnh mình thì chuyện giỏi ngoại ngữ, giỏi điện toán, thông thạo về điều hành văn phòng chỉ là những điều kiện phụ, đã có những chuyên viên làm thay. Câu chuyện sau đây trích từ báo Sài Gòn là một trường hợp điển hình về cách tuyển chọn nữ thư ký của một số đông giám đốc doanh nghiệp.
Cơ quan tôi đang cần một nhân viên mới cho chức vụ thư ký vừa bỏ trống vì cô thư ký cũ đi lấy chồng. Chúng tôi đăng quảng cáo là tuyển trợ lý giám đốc, nam hoặc nữ, trình độ đại học... nhưng giám đốc đã dặn tôi: đấy chỉ là kế che mắt bà vợ để cho bà khỏi ghen. Cậu phải tuyển nữ, nữ thế nào thì cậu hiểu rồi đấy... nhưng phải cam kết trong thời gian làm ở đây không được lấy chồng hay bồ bịch gì hết. Sếp vẫn còn ấm ức vì cô thư ký xinh như mộng bị một đối tác Việt kiều phỗng tay trên.

Báo ra lúc 6 giờ thế mà 6 giờ 30 họ đã đứng đầy trước cửa. Cũng may cho tôi, vừa xém rớt tốt nghiệp nhưng vẫn được nhận vào làm vì mối quan hệ của ba tôi và sếp. Chả là sếp có con gái cưng muốn vào trường nhạc mà tài năng thì yếu. Cô bé đánh đàn mà cứ như bắn súng. Chỉ có ba tôi giúp, tài năng của cô không gây khó chịu cho ban giám khảo. Trường nhạc đưa đi, công ty đưa lại. Thế là tôi thành nhân viên của sếp. Khi thấy tôi vào, mọi người nhìn tôi hết sức khó chịu, họ cứ tưởng tôi là đối thủ mới. Nhưng khi tôi từ nhà xe dành cho cán bộ công nhân viên bước ra thì ánh mắt mọi người khác hẳn: dịu dàng, kính trọng. Tôi ngồi thừ xem nên gọi ai vào trước trong số khoảng gần 100 người kia. Tôi thì phụ nữ trước như giám đốc đã dạy. Cô đầu tiên cao 1 mét sáu lăm, xinh xắn dễ thương nhưng tôi không dàn được lâu vì rất mỏi cổ. Cô đi guốc phải một tấc hai là ít. Hai bằng đại học, chứng chỉ C Anh văn (cao-trung), vi tính cũng chứng chỉ C. Được lắm nhưng sao lại bị cho nghỉ việc đến hai lần. Cô kể: giám đốc ở hai công ty cũ của em muốn em dạy kèm vi tính ngoài giờ. Nhưng phải kèm từng ngón tay sao cho giám đốc dễ tiếp thu cơ... Thế là em nghỉ. Thôi thế là không được rồi, sếp tôi còn yêu cầu thư ký luyện đọc Anh văn, Pháp văn, Hoa văn ngoài khoản vi tính tầm phào kia nữa. Cô thứ hai cũng có hai bằng đại học nhưng chẳng liên quan gì đến nhau cả: đại học sư phạm môn Văn và đại học Kinh tế. Cô lý giải là ước mơ và cuộc sống. Cô cũng khá Anh văn, vi tính nhưng cô lại phán một câu cực kỳ mất tình cảm trước khi đứng lên: Nếu được nhận em sẽ cố gắng làm việc hết sức nghiêm túc. Giá mà cô thêm chữ không vào trước từ nghiêm túc thì có lẽ tôi đã suy nghĩ lại. Trong những cô còn lại, cuối cùng tôi chọn được một cô cho chức vụ trên. Cô này chỉ có một bằng đại học nhưng lại rất tâm lý: thấy tôi muốn lấy cây viết, cô vội vàng cầm lên nhẹ nhàng ấn vào tay tôi. Với tôi đã thế còn giám đốc thì phải biết. Anh văn không giỏi thì học thêm, vi tính yếu thì giám đốc kêu người về dạy.
Bạn,
Người phụ tá của giám đốc định phỏng vấn vài nam ứng viên cho có lệ thì nghe điện thoại reng, đầu bên kia là giám đốc: “Cậu ngừng công việc tuyển lại ngay. Cậu có nhớ ông hiệu trưởng B không, cái ông nhét giùm thằng nhóc rớt tốt nghiệp nhà tôi vào đại học ấy. Tôi mới gặp ông ta sáng nay. Cô con gái của ổng mới rớt tốt nghiệp nhưng lại đậu thanh lịch, đang kiếm việc làm. À...ừ cứ giải tán hết, bảo là có sự cố.” Nghe xong, viên phụ tá thở dài!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.