Hôm nay,  

Báo Cáo Gây Giật Mình?

28/11/201500:00:00(Xem: 3167)
Bạn thắc mắc, vì sao những bản báo cáo nhà nước, dù từ cơ quan trung ương đảng hay của quốc hội, hay của các cơ quan như mặt trận và đoàn và hội... nghe cứ y hệt nhau?

Đơn giản, vì cứ sao y theo bản cũ, chẳng hơi đâu mà làm cho khác. Có khi, viết khác đi, lại rách việc.

Báo Đất Việt có bản tin tựa đề “'Sao' báo cáo cũ trình Quốc hội: Thêm sự thật giật mình”...

Ngắn gọn: Công chức lười biếng tới mức lên mạng cóp lại báo cáo cũ, thay số liệu, ngày tháng và coi đó làm báo cáo của mình.

Bản tin cho biết:

“Trước nhiều ý kiến bức xúc cho rằng việc sao chép nhiều nội dung báo cáo cũ để trình Quốc hội của Bộ Nội vụ là sự lười biếng khó được chấp nhận, ĐBQH Lê Như Tiến, cho biết ông không lạ lắm với thực trạng này. Bản thân ông cũng có biết một số cán bộ, công chức lười biếng, thiếu sáng tạo như vậy.

“Tôi biết nhiều người là cán bộ, công chức có trách nhiệm tham mưu cho bộ trưởng, lãnh đạo địa phương nhưng lại không thực hiện tốt nhiệm vụ. Viết báo cáo thì lười biếng tới mức lên mạng cóp lại báo cáo cũ, thay số liệu, ngày tháng và coi đó làm báo cáo của mình. Thậm chí, có những báo cáo trình lên lãnh đạo mà cóp nguyên ngày tháng cũ từ nhiều năm trước, hoặc tên các cơ quan, tổ chức đã được thay đổi từ nhiều năm nhưng vẫn giữ nguyên như cũ. Hay diễn biến năm nay đã khác năm trước nhưng phương hướng thực hiện lại vẫn là của nhiều năm trước… Sự cẩu thả khó chấp nhận”, ông Tiến gay gắt.

Đáng lo ngại, theo vị đại biểu này căn bệnh lười biếng, cẩu thả, thiếu trách nhiệm càng ngày càng trầm kha và có xu hướng lây lan tới cả lãnh đạo ở nhiều bộ ngành, địa phương. Báo cáo của Bộ Nội vụ vừa qua chính là một minh chứng điển hình cho thói quen thụ động, ỷ lại vào cấp dưới. Cấp dưới báo cáo gì thì đọc đấy, trình cái gì thì biết đấy.

Cũng cho rằng đây không còn là hiện tượng cá biệt, ĐBQH Nguyễn Văn Thanh (Vĩnh Long) cho biết vai trò của người đứng đầu là rất quan trọng. Trách nhiệm của người đứng đầu là phải xem xét, đánh giá và đưa ra quyết định cuối cùng trước khi công khai báo cáo.

“Báo cáo còn thể hiện kết quả làm việc của từng cơ quan, ban ngành. Tuy nhiên, hiện nay nhiều đơn vị bộ ngành, địa phương đang coi việc báo cáo như một thói quen, cắt – dán hoặc thay đổi một vài lời bình chứ không sáng tạo, đổi mới, không phát huy được tính dân chủ đồng bộ”, ông Thanh nói.

Theo vị đại biểu này, tình trạng này không chỉ xảy ra với riêng Bộ Nội vụ mà hầu hết các báo cáo hiện nay đều na ná như nhau.

“Nếu chỉ lên án riêng Bộ Nội vụ cũng tội nghiệp cho họ, vì hiện nay tình trạng báo cáo nào cũng na ná như nhau nên cũng có thể thông cảm cho lãnh đạo bộ này”, ông Thanh nói.

Theo ông Thanh, có lý do tất cả đều dựa vào một mô-típ chung, từ bố cục, thậm chí là con số… ở đây có vấn đề liên quan tới thành tích và căn bệnh hình thức. Cả một báo cáo dài khoảng mây chục trang nhưng riêng mục diễn biến, đánh giá, thành tích… đã chiếm tới 3/4 báo cáo. Những hạn chế, yếu kém chỉ được vài dòng, nhiều thì một trang trong đó không có một tồn tại, yếu kém hay giải pháp nào được đi vào phân tích cụ thể.

Thay đổi thế nào?

Xâu chuỗi từ câu chuyện của Bí thư Hà Nội Phạm Quang Nghị phải phàn nàn về việc soạn thảo một thư cảm ơn mất gần 1 tháng, tình trạng công chức lười biếng và những tranh cãi về tỉ lệ công chức “sáng cắp ô đi tối cắp ô về”, ông Thanh tỏ rõ những lo ngại về chất lượng cán bộ, công chức hiện nay...”(ngưng trích)

Thử phân tich hiện tượng này, đầu tiên là lãnh đạo thiếu trình độ, chỉ ỷ vào cán bộ tham mưu nên bị qua mặt dễ như chơi.

Thứ hai, cán bộ lãnh đạo cũng ưa đọc báo cáo tô hông, chẳng thắc mắc chuyện năm nay lẽ ra kém năm cũ, hay tương tự.

Thứ ba, cán bộ tham mưu thiếu trình độ, viết không nổi các câu văn cần viết, nên copy là chắc ăn, khỏi lo và cũng an toàn.

Thứ tư, toàn đảng đều như thế, có ai quan tâm gì đâu...

Thứ năm, nếu cán bộ có trình độ, là đã ra hãng tư làm việc rồi -- nơi hãng tư lười là bị đuổi, viết bản báo cáo mà lơ mơ là bị đạp văng ra cửa liền...

Các đại biểu quốc hội thắc mắc? Các quan đại biểu hãy tự nhìn lại đi nhé, và cứ thử viết báo cáo cho văn minh như quốc tế xem sao.

Ý kiến bạn đọc
07/12/201509:13:07
Khách
Đọc bài nầy tôi cười đến dau cả ruột , thật không hiểu nổi .
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.