Hôm nay,  

Báo Cáo Gây Giật Mình?

28/11/201500:00:00(Xem: 3194)
Bạn thắc mắc, vì sao những bản báo cáo nhà nước, dù từ cơ quan trung ương đảng hay của quốc hội, hay của các cơ quan như mặt trận và đoàn và hội... nghe cứ y hệt nhau?

Đơn giản, vì cứ sao y theo bản cũ, chẳng hơi đâu mà làm cho khác. Có khi, viết khác đi, lại rách việc.

Báo Đất Việt có bản tin tựa đề “'Sao' báo cáo cũ trình Quốc hội: Thêm sự thật giật mình”...

Ngắn gọn: Công chức lười biếng tới mức lên mạng cóp lại báo cáo cũ, thay số liệu, ngày tháng và coi đó làm báo cáo của mình.

Bản tin cho biết:

“Trước nhiều ý kiến bức xúc cho rằng việc sao chép nhiều nội dung báo cáo cũ để trình Quốc hội của Bộ Nội vụ là sự lười biếng khó được chấp nhận, ĐBQH Lê Như Tiến, cho biết ông không lạ lắm với thực trạng này. Bản thân ông cũng có biết một số cán bộ, công chức lười biếng, thiếu sáng tạo như vậy.

“Tôi biết nhiều người là cán bộ, công chức có trách nhiệm tham mưu cho bộ trưởng, lãnh đạo địa phương nhưng lại không thực hiện tốt nhiệm vụ. Viết báo cáo thì lười biếng tới mức lên mạng cóp lại báo cáo cũ, thay số liệu, ngày tháng và coi đó làm báo cáo của mình. Thậm chí, có những báo cáo trình lên lãnh đạo mà cóp nguyên ngày tháng cũ từ nhiều năm trước, hoặc tên các cơ quan, tổ chức đã được thay đổi từ nhiều năm nhưng vẫn giữ nguyên như cũ. Hay diễn biến năm nay đã khác năm trước nhưng phương hướng thực hiện lại vẫn là của nhiều năm trước… Sự cẩu thả khó chấp nhận”, ông Tiến gay gắt.

Đáng lo ngại, theo vị đại biểu này căn bệnh lười biếng, cẩu thả, thiếu trách nhiệm càng ngày càng trầm kha và có xu hướng lây lan tới cả lãnh đạo ở nhiều bộ ngành, địa phương. Báo cáo của Bộ Nội vụ vừa qua chính là một minh chứng điển hình cho thói quen thụ động, ỷ lại vào cấp dưới. Cấp dưới báo cáo gì thì đọc đấy, trình cái gì thì biết đấy.

Cũng cho rằng đây không còn là hiện tượng cá biệt, ĐBQH Nguyễn Văn Thanh (Vĩnh Long) cho biết vai trò của người đứng đầu là rất quan trọng. Trách nhiệm của người đứng đầu là phải xem xét, đánh giá và đưa ra quyết định cuối cùng trước khi công khai báo cáo.

“Báo cáo còn thể hiện kết quả làm việc của từng cơ quan, ban ngành. Tuy nhiên, hiện nay nhiều đơn vị bộ ngành, địa phương đang coi việc báo cáo như một thói quen, cắt – dán hoặc thay đổi một vài lời bình chứ không sáng tạo, đổi mới, không phát huy được tính dân chủ đồng bộ”, ông Thanh nói.

Theo vị đại biểu này, tình trạng này không chỉ xảy ra với riêng Bộ Nội vụ mà hầu hết các báo cáo hiện nay đều na ná như nhau.

“Nếu chỉ lên án riêng Bộ Nội vụ cũng tội nghiệp cho họ, vì hiện nay tình trạng báo cáo nào cũng na ná như nhau nên cũng có thể thông cảm cho lãnh đạo bộ này”, ông Thanh nói.

Theo ông Thanh, có lý do tất cả đều dựa vào một mô-típ chung, từ bố cục, thậm chí là con số… ở đây có vấn đề liên quan tới thành tích và căn bệnh hình thức. Cả một báo cáo dài khoảng mây chục trang nhưng riêng mục diễn biến, đánh giá, thành tích… đã chiếm tới 3/4 báo cáo. Những hạn chế, yếu kém chỉ được vài dòng, nhiều thì một trang trong đó không có một tồn tại, yếu kém hay giải pháp nào được đi vào phân tích cụ thể.

Thay đổi thế nào?

Xâu chuỗi từ câu chuyện của Bí thư Hà Nội Phạm Quang Nghị phải phàn nàn về việc soạn thảo một thư cảm ơn mất gần 1 tháng, tình trạng công chức lười biếng và những tranh cãi về tỉ lệ công chức “sáng cắp ô đi tối cắp ô về”, ông Thanh tỏ rõ những lo ngại về chất lượng cán bộ, công chức hiện nay...”(ngưng trích)

Thử phân tich hiện tượng này, đầu tiên là lãnh đạo thiếu trình độ, chỉ ỷ vào cán bộ tham mưu nên bị qua mặt dễ như chơi.

Thứ hai, cán bộ lãnh đạo cũng ưa đọc báo cáo tô hông, chẳng thắc mắc chuyện năm nay lẽ ra kém năm cũ, hay tương tự.

Thứ ba, cán bộ tham mưu thiếu trình độ, viết không nổi các câu văn cần viết, nên copy là chắc ăn, khỏi lo và cũng an toàn.

Thứ tư, toàn đảng đều như thế, có ai quan tâm gì đâu...

Thứ năm, nếu cán bộ có trình độ, là đã ra hãng tư làm việc rồi -- nơi hãng tư lười là bị đuổi, viết bản báo cáo mà lơ mơ là bị đạp văng ra cửa liền...

Các đại biểu quốc hội thắc mắc? Các quan đại biểu hãy tự nhìn lại đi nhé, và cứ thử viết báo cáo cho văn minh như quốc tế xem sao.

Ý kiến bạn đọc
07/12/201509:13:07
Khách
Đọc bài nầy tôi cười đến dau cả ruột , thật không hiểu nổi .
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nỗi lo thiếu thủy sản… Báo Tiền Phong kể: Các nhà máy chế biến thủy sản thiếu nguyên liệu trầm trọng…
Nước nghèo, dân số tương đối, nhưng rác nhựa lên hàng dư thừa… Đó là chuyện VN.
Cán bộ tưng bừng bia rượu trong giờ làm việc là thường… Bây giờ sẽ bị cấm.
Thủ đô vẫn luôn luôn không giống ai: Hà Nội không thoát nổi ô nhiễm….
“Giang hồ hiểm ác!” là châm ngôn thường được nhắc tới trong các truyện kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung. Thực tế giang hồ trong tiểu thuyết và giang hồ ở ngoài đời có lẽ chẳng khác nhau bao nhiêu, như chuyện các tay giang hồ đâm chém nhau tại Sài Gòn, Bình Dương trong mấy ngày qua mà báo mạng VNExpress cho biết dưới đây.
So với mức lương của người dân VN hiện nay thì 1.2 triệu đôla một năm trả cho huấn luyện viên đội tuyển quốc gia VN gốc Nam Hàn Park Hang Seo là rất cao dù so với nhiều nước trên thế giới thì không có gì là cao, nhưng điều lạ là tin này trong nước chưa biết thì Thái Lan, Nam Hàn đã biết
Tại sao phải đợi đến 3 tiếng đồng hồ và phải có thỏa thuận bằng giấy tờ chứ không được nói miệng thì các cơ quan truyền thông mạng mới được đăng lại tin của báo giấy?
Hàng ngàn người dân cư ngụ tại một chung cư tại tỉnh Nghê An đã phải di tản vì chung cư bốc cháy dữ dội, theo bản tin của báo Người Đưa Tin cho biết hôm 6 tháng 11.
Đồng Bằng Sông Cửu Long đang quên đi chuyện nước mặn dâng cao mà tập trung vào cuộc vui lễ hội Ook Om Bok mà trong đó thi đua ghe ngo là hào hứng nhất
Cái gì lâu đời thuộc về văn hóa dù là văn hóa vật thể cũng đều quý hiếm như cây thị 900 tuổi tại Chùa Đồng Phúc thuộc tỉnh Quảng Ninh tại miền Bắc Việt Nam được liệt vào si sản văn hóa của Việt Nam
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.