Hôm nay,  

Xe Công, Máy Bay Công?

27/10/201500:00:00(Xem: 3635)

Nên giữ xe công cho cán bộ? Hay nên cắt bớt để tiết kiệm? Hay nên cấp máy bay công cho càng nhiều cán bộ càng tốt, để kích thích ngành xây dựng phi trường, ngành sản xuất phi cơ, phụ tùng, dịch vụ hàng không, đào tạo thợ máy... và tiết kiệm thì giờ ngồi xe công?

Hay nên chia cán bộ làm ba cấp: lãnh đạo cao cấp đi maý bay công, lãnh đaọ trung cấp đi xe hơi công, lãnh đạo phường xã đi xe gắn máy công?

Bản tin VTC có một bản tin nêu ngay ở tưạ đề “Giật mình chi xe công bằng 1/4 ngân sách còn lại của Chính phủ...”

VTC News ghi nhận:

“Mỗi năm chi phí cho xe công cả nước vào khoảng 12.800 tỷ đồng, nếu so với con số phân sổ ngân sách còn lại của Việt Nam hiện nay thì chiếm tới 1/4, con số này khiến nhiều người giật mình.

Tại cuộc họp báo chiều 23/10, Cục trưởng Cục Quản lý Công sản (Bộ Tài chính), ông Trần Đức Thắng đã đưa ra một con số giật mình là chi phí sử dụng một xe công trung bình khoảng 320 triệu đồng mỗi năm (bao gồm cả chi phí trả lương lái xe, chi phí hao mòn, sửa chữa, xăng dầu…).

Như vậy, ước tính mỗi năm, chi phí để nuôi xe công có thể ngốn 12.800 tỷ đồng. Cục trưởng Trần Đức Thắng cho rằng mức chi như vậy trong cảnh ngân sách còn khó khăn là chưa phù hợp.

Bên cạnh đó, Cục Quản lý Công sản cũng nêu ra nhiều vấn đề trong hoạt động mua sắm xe công hiện nay. Một trong số đó là quy định về thời gian, số km sử dụng chưa phù hợp với thực tế; việc sử dụng xe sai đối tượng, xe đưa đón từ nơi ở đến nơi làm việc với các chức danh không đủ tiêu chuẩn vẫn diễn ra...

...Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cũng cho rằng, gần 13.000 tỷ đồng cho xe công hàng năm là là một con số rất đáng lo ngại, bởi vì số lượng xe công là quá nhiều và việc lạm dụng xe công đã trở nên nghiêm trọng.

Ở các nước khác tuy kinh tế phát triển, nhưng việc đưa đón bằng xe công rất hạn chế. Ví dụ ở Thuỵ Điển, ông Thủ tướng không có xe công đưa đón, ông Thủ tướng tự đi bằng xe của mình hoặc đi tàu điện, xe bus, chứ không có xe công.

Quốc hội của Thuỵ Điển cũng xét duyệt từng khoản mục chi tiêu công rất chặt chẽ.

Trong khi đó, ở nước ta, việc cấp và lạm dụng xe công quá nhiều. "Tôi được biết là chủ tịch một liên hiệp hợp tác xã kiêm chủ tịch hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa của 1 tỉnh cũng được phát một xe biển xanh. Ông chủ tịch này dùng xe để đưa đón ông hàng ngày từ nhà đến cơ quan.

Việc lạm dụng diễn ra rất phổ biến. Ngoài ra dùng xe công cho việc không liên quan đến công việc diễn ra rất công khai như: Xe công đi lễ hội, xe công đi lễ chùa, xe công đi ăn cưới, xe công đi ăn giỗ,...Tất cả những việc này diễn ra trước mắt người dân, rất lộ liễu, nhưng người sử dụng xe công không hề thấy xấu hổ", ông Doanh nói.

Theo ông Doanh, việc chi cho xe công quá nhiều như thế này là điều rất đáng lo ngại vì ngân sách hiện tại của chúng ta đã bị quá tải rất nhiều rồi. Trong khi đó, chi phí dành cho y tế cũng đang tăng lên. Trong chi phí y tế tính cả tiền lương bác sỹ, điện nước của bệnh viện. Như vậy, các bệnh viện công sẽ gánh được gì cho người nghèo?”(ngưng trích)

Các cán bộ ngoài phòng họp ngồi nói với nhau: tiền chùa, mình không xài thì người khác cũng xài...

Báo Dân Trí ghi lời một quan chức, rằng tại sao nghĩ tới chuyệt cắt giảm xe công, nhiều nước còn có máy bay công, nếu bây giờ bỏ xe công, thì đi bằng gì...

Dân Trí tường thuật:

“Trao đổi với phóng viên Dân Trí về vấn đề sử dụng xe công hiện nay, đại biểu Quốc hội Nguyễn Đức Kiên - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế cho rằng, không nên đặt vấn đề về số lượng 40.000 xe công tiêu tốn 13.000 tỷ đồng ngân sách mỗi năm là lớn hay nhỏ. Đồng thời, cũng không nên cực đoan hóa việc phải cắt bỏ chính sách cấp xe công vì tiêu chuẩn này phổ biến khắp các nước trên thế giới.

“Ở những nước khác còn có máy bay công: Tổng thống, thậm chí có những nước, Bộ trưởng Ngoại giao cũng có máy bay riêng! Mỗi một nước tùy theo hoàn cảnh riêng lại có một cách làm khác nhau. Nếu loại bỏ xe công thì đi bằng gì? Thử hỏi trên thế giới có nước nào loại bỏ xe công không? Đến doanh nghiệp còn có xe công, nếu không thì thực hiện chế độ khoán xe, huống hồ là các cơ quan quản lý nhà nước!”, ông Kiên phân tích....”

Hiển nhiên đấy nhé: các quan không muốn rời bỏ xe công.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.